Bảng Tiêu Chuẩn Đánh Giá Công Việc - Mẫu Và Cách Xây Dựng

0 Đánh giá

Đánh giá công việc là một quy trình phức tạp nhưng vô cùng quan trọng nhằm đạt được sự cân bằng trong việc chi trả lương và phúc lợi.

Bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc (hay còn là bảng đánh giá hiệu quả công việc) là cách đánh giá năng lực làm việc của nhân viên mà các nhà quản trị thường hay sử dụng. Tùy theo lĩnh vực, quy mô và phòng ban của doanh nghiệp mà các nhà quản trị sẽ xây dựng bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc phù hợp.

Trong bài viết dưới đây, Lê Ánh Hr cũng mang lại cho các bạn những thông tin cần thiết về bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc cũng như hướng dẫn cách xây dựng chi tiết.

>>> Xem thêm: Tầm Quan Trọng Của Đánh Giá Thực Hiện Công Việc Trong Doanh Nghiệp

noi-dung-bai-viet-bang-tieu-chuan-danh-gia-cong-viec

I. Tìm hiểu về Bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc

1. Đánh giá công việc là gì?

Đánh giá công việc (hay Định giá công việc – Job Evaluation) được định nghĩa là việc xác định giá trị và mức độ quan trọng của một vị trí công việc trong tổ chức thông qua việc phân tích, đánh giá và so sánh một cách có hệ thống các vị trí công việc khác nhau trong tổ chức.

Từ đó xây dựng một cấu trúc chi trả lương công bằng và nhất quán.

2. Bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc là gì?

Bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc là cách thức đánh giá năng lực làm việc của nhân viên mà các nhà quản lý thường sử dụng. Để áp dụng hiệu quả phương pháp này, bạn bắt buộc phải xây dựng các tiêu chí đánh giá phù hợp.

Tùy theo ngành nghề cũng như vị trí làm việc, bộ phận của từng công ty mà nội dung của phiếu đánh giá nhân viên sẽ có những tiêu chí khác nhau. Bạn có thể tham khảo mẫu tiêu chí có sẵn và chỉnh sửa nội dung cho phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Khi nào cần sử dụng bảng tiêu chuẩn công việc

Tùy vào mục đích của ban quản lý công ty mà bảng đánh giá thực hiện công việc sẽ được sử dụng ở nhiều thời điểm khác nhau. Những thời điểm chung mà doanh nghiệp thường đánh giá nhân viên là:

  • Kết thúc thử việc;
  • Đánh giá để xét ký hợp đồng chính thức;
  • Kỳ hạn xem xét tăng lương;
  • Chuẩn bị hết hợp đồng làm việc;
  • Đánh giá để xem xét tái ký hợp đồng làm việc mới;
  • Đánh giá định kỳ của công ty như hàng tháng, hàng quý, hàng năm;
  • Làm căn cứ để khen thưởng, kỷ luật…

3. Ý nghĩa, vai trò của bảng đánh giá công việc

Bảng đánh giá công việc có vai trò quan trọng đối với hoạt động quản lý nhân sự và định hướng phát triển của doanh nghiệp.

  • Đo lường hiệu suất làm việc: Bảng đánh giá cho phép đo lường hiệu suất làm việc dựa trên các tiêu chí và mục tiêu đã đề ra.
  • Xác định khả năng đóng góp: Bảng đánh giá giúp doanh nghiệp công nhận và khen thưởng những nỗ lực tích cực của nhân viên trong công việc. Điều này có thể thúc đẩy tinh thần cống hiến, động viên nhân viên làm việc chăm chỉ để đạt được các mục tiêu to lớn hơn trong tương lai.
  • Hỗ trợ ra quyết định: Kết quả thể hiện trên bảng đánh giá có thể hỗ trợ nhà quản lý trong việc ra quyết định về lộ trình thăng tiến của nhân viên cũng như điều chỉnh lương, thưởng và các quyết định liên quan khác. Điều này giúp xây dựng môi trường làm việc công bằng, minh bạch hơn.
  • Tạo cơ hội phát triển: Bảng đánh giá tạo cơ hội để nhà quản lý nhận biết những điểm mạnh và điểm yếu của nhân viên. Điều này giúp doanh nghiệp xác định hướng phát triển của cá nhân, đề xuất các chương trình bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ và huấn luyện cần thiết.
  • Kiến tạo môi trường làm việc tích cực: Bằng cách đặt ra các tiêu chuẩn và yêu cầu rõ ràng, bảng đánh giá giúp doanh nghiệp tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp.
  • Duy trì tỷ lệ nhân viên trung thành: Bảng đánh giá giúp doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc tốt, cung cấp các cơ hội phát triển, đảm bảo sự công bằng và minh bạch rõ ràng.
  • Tăng tính gắn kết của đội ngũ: Quá trình đánh giá nhân viên thường đòi hỏi các cuộc trò chuyện giữa người quản lý và nhân viên. Điều này thúc đẩy hoạt động giao tiếp hai chiều, tăng tinh thần gắn kết giữa nhân viên và doanh nghiệp. Quá trình thực hiện bảng đánh giá này giúp doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm của ban lãnh đạo, quản lý đối với nhân viên, qua đó giúp duy trì và cải thiện tỷ lệ nhân viên trung thành hiệu quả.

II. Mẫu bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc

1. Các thành phần cơ bản của bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc

Hiện nay, không văn bản hướng dẫn chi tiết về việc xây dựng bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc cụ thể. Tùy thuộc vào yêu cầu vị trí công việc cũa mỗi loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực hoạt động khác nhau mà nội dung cơ bản cần có của bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc khác nhau để sử dụng phù hợp.

Mẫu bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc

Có thể tham khảo một số thành phần chính mà một bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc cần có:

(1) Xác định năng lực cốt lõi

Muốn bảng đánh giá nhân viên của mình đáp ứng nhu cầu của các thành viên trong nhóm, nhưng điều quan trọng là phải chuẩn hóa mẫu để đưa ra đánh giá công bằng và toàn diện. Điều này có nghĩa là xem xét năng lực nào có ý nghĩa nhất đối với toàn bộ bộ phận của tổ chức.

Năng lực cốt lõi có thể đo lường hiệu suất cho các vai trò nhóm khác nhau bao gồm:

  • Kiến thức về kỹ năng công việc
  • Chất lượng/số lượng công việc
  • Kỹ năng phục vụ khách hàng
  • Sáng kiến
  • Tính toàn diện

Ngoài các danh mục này, bạn có thể bao gồm một số phần trong bảng đánh giá nhân viên để thiết lập mục tiêu cụ thể và thảo luận thêm.

(2) Chọn thang đánh giá

Khi đã chọn các năng lực cho bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc, hãy chọn cách bạn muốn đánh giá các thành viên trong nhóm của mình. Có hai giá trị chính của thang đánh giá:

Cung cấp một ngôn ngữ chung để thảo luận về những thành công và điểm mạnh so với các lĩnh vực cơ hội.

Cung cấp một cái gì đó để nhìn lại và thấy sự phát triển nghề nghiệp của thành viên trong nhóm.

Tuy nhiên, hạn chế sử dụng thang số nếu có thể. Bằng cách đó, các thành viên trong nhóm tập trung ít hơn vào “điểm số” và tập trung nhiều hơn vào năng lực của họ. Chìa khóa cho thang đánh giá của bạn là đảm bảo nó rõ ràng với mọi người. Đặc biệt hãy đảm bảo thang đánh giá phải rõ ràng với mọi người.

(3) Đặt chu kỳ đánh giá

Đặt chu kỳ đánh giá để tất cả mọi người đều biết họ có bao nhiêu thời gian để chuẩn bị giữa các phiên đánh giá. Các chu kỳ xem xét thông thường là hàng quý, hai năm một lần và hàng năm.

Nhà quản trị có thể xác định trước các chu kỳ này. Nhưng nếu có quyền lựa chọn, có thể chọn dựa trên tính chất nơi làm việc của mình.

(4) Tạo khung thiết lập mục tiêu

Các câu hỏi trong quá trình đánh giá sẽ chuyển thành các phiên thiết lập mục tiêu. Khi kết thúc quá trình đánh giá hiệu suất với một mục tiêu đã đặt ra, nhân viên sẽ có ý tưởng rõ ràng về những gì họ cần làm giữa các lần đánh giá.

Hai tùy chọn thiết lập mục tiêu bao gồm mục tiêu SMART:

  • Specific – Cụ thể
  • Measurable – Có thể đo lường được
  • Achievable – Có thể đạt được
  • Realistic – Thực tế
  • Time – Thời hạn

2. Cách xác định mức đánh giá cho từng tiêu chí công việc

Hiện nay có rất nhiều phương pháp có thể giúp bạn đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên. Tham khảo ngay 3 phương pháp đánh giá tốt nhất và phổ biến nhất:

  • Sử dụng thang đo: căn cứ vào ý kiến chủ quan để cho điểm ở từng tiêu chí. Hầu hết các hội đồng đánh giá đều có thang điểm tối đa là 10 điểm. Cần có một kế hoạch làm việc chi tiết và tính toán thời gian hoàn thành nhiệm vụ của nhân viên để so sánh và cho điểm.
  • So sánh theo từng cặp: đây là phương pháp mà người quản lý phải chọn hai nhân viên để tiến hành đánh giá. Thông qua việc đánh giá ưu nhược điểm của từng người, người quản lý sẽ thấy được điểm mạnh của cả hai. Từ đó, người quản lý sẽ xem xét để đánh giá xem nhân viên nào là người hoàn thành công việc tốt hơn.
  • Quản lý mục tiêu: người quản lý và nhân viên sẽ cùng nhau đặt ra những mục tiêu cụ thể cần đạt được trong công việc sau này. Khi đó, ban lãnh đạo sẽ đánh giá năng lực của nhân viên dựa trên kết quả công việc mà nhân viên đó mang lại.

>>> Xem thêm: 

3. Ví dụ về mẫu bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc

Tùy theo ngành nghề cũng như vị trí làm việc, bộ phận của từng công ty mà nội dung của các bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc sẽ có sự khác nhau. Hãy tham khảo bảng tiêu chí mẫu dưới đây đồng thời chỉnh sửa nội dung, các tiêu chí đánh giá sao cho phù hợp với doanh nghiệp của bạn.

>>> Xem thêm: Biểu Mẫu Đánh Giá Nhân Viên Cuối Năm

(1) Mẫu đánh giá hàng tháng

Bảng đánh giá hàng tháng giúp doanh nghiệp theo dõi sự phát triển và hiệu suất của nhân viên liên tục từng tháng, tạo cơ hội cho việc cung cấp góp ý mang tính xây dựng và hỗ trợ quá trình quản lý hiệu suất hiệu quả.

Các bạn có thể tham khảo và tải các mẫu bảng đánh giá hàng tháng dưới đây:

(2) Mẫu đánh giá năng lực nhân viên

Bảng đánh giá năng lực nhân viên nên được điều chỉnh phù hợp với từng vị trí, chức danh và nhiệm vụ cụ thể. Quá trình đánh giá năng lực nhân viên cần được thực hiện công bằng, minh bạch và mang tính xây dựng để hỗ trợ sự phát triển không chỉ của cá nhân nhân viên mà còn của doanh nghiệp.

Các bạn có thể tham khảo và tải một số mẫu bảng đánh giá năng lực nhân viên theo từng vị trí dưới đây:

(3) Mẫu bảng tiêu chí đánh giá nhân viên

III. Cách xây dựng bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc

Dù ở bất kỳ vị trí công việc nào thì cũng cần có những tiêu chuẩn nhất định. Sau đây là gợi ý các bước cơ bản để thiết lập bảng tiêu chuẩn công việc:

  • Bước 1: Xác định mục tiêu vị trí công việc

Đối với từng vị trí công việc sẽ đòi hỏi ứng viên có những yêu cầu, khả năng khác nhau. Việc cần làm của nhà ứng tuyển là xác định rõ mục tiêu vị trí công việc của ứng viên vị trí đó là gì.

  • Bước 2: Trình bày rõ chức năng, nhiệm vụ của vị trí công việc

Mỗi vị trí công việc đều có chức năng và nhiệm vụ riêng, vì thế nhà tuyển dụng cần vạch rõ chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí, diễn tả một cách ngắn gọn, rõ ràng để ứng viên nắm bắt thông tin một cách nhanh nhất.

  • Bước 3: Xác định quyền và trách nhiệm tiêu chuẩn của vị trí công việc

Quyền hạn và trách nhiệm của ứng viên phải đúng với mỗi vị trí công việc. Dựa vào đó ứng viên sẽ chủ động thực hiện những nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm với người quản lý về nội dung và tiến độ công việc.

IV. Lưu ý khi sử dụng bảng đánh giá kết quả công việc

Nên đánh giá hàng tháng thay vì hàng quý, hàng năm. Bởi vì, đánh giá thường xuyên giúp nhà quản lý theo dõi được tiến độ và hiệu quả công việc để có những điều chỉnh kịp thời.

Không nên để khoảng thời gian đánh giá quá lâu vì dễ dẫn đến tình trạng tồn đọng, không giải quyết được các công việc phát sinh.

Trong bảng đánh giá kết quả công việc cần đưa ra các tiêu chuẩn, hướng dẫn hoặc phương pháp đánh giá để nhân viên tự đánh giá, đưa ra giải pháp khắc phục những tồn tại, v.v.

Lê Ánh HR - Nơi đào tạo hành chính nhân sự uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học hành chính nhân sự online/offline, khóa học C&Bkhóa học C&B chuyên sâu, khóa học bảo hiểm xã hộikhóa học thuế TNCN chuyên sâu ... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.

Để biết thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.8855 để được tư vấn trực tiếp về các khoá học này.

Ngoài các khóa học hành chính nhân sự chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học xuất nhập khẩu online/offline chất lượng tốt nhất hiện nay.

 

0.0
(0 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    0%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
Popup Image
Bình luận

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904848855; 0971698687

học phí lê ánh hr

Đăng ký