Quan hệ lao động là gì? Ý nghĩa của quan hệ lao động trong doanh nghiệp
1 Đánh giá
Nội dung bài viết được tư vấn chuyên môn bởi TS. Lê Ánh - người sáng lập Trung tâm đào tạo thực hành Lê Ánh đồng kiêm là giảng viên các khóa học hành chính nhân sự chuyên sâu tại Lê Ánh HR.
Quan hệ lao động trong xã hội phát triển ngày nay được xem là vấn quan trọng mà các nhà lãnh đạo luôn đặt lên hàng đầu trong tổ chức.
Trong bài viết dưới đây, Lê Ánh HR sẽ chia sẻ với các bạn những kiến thức hữu ích về quan hệ lao động cũng như ý nghĩa của quan hệ lao động trong tổ chức.
1. Quan Hệ Lao Động Là Gì?
Khái niệm về quan hệ lao động thực sự được quan tâm nghiên cứu từ đầu thế kỷ 20. Từ đó đến nay, mặc dù có nhiều trường phái nghiên cứu với những cách tiếp cận khác nhau nhưng nhìn chung chỉ tồn tại hai cách hiểu phổ biến tương ứng với hai hệ tư tưởng kinh tế là:
- Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
Quan hệ lao động là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất. Cách hiểu này này được được tiếp cận phổ biến trong những năm giữa thế kỷ XX và là một bộ phận cấu thành của hệ tư tưởng kế hoạch hoá tập trung, phổ biến ở các nước thuộc phe Xã hội Chủ nghĩa.
Hệ tư tưởng kinh tế này không thừa nhận sự tồn tại của quan hệ mua bán sức lao động, không có quan hệ chủ - thợ. Do đó, mọi người bình đẳng và làm việc vì lợi ích chung.
- Trong nền kinh tế thị trường
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra định nghĩa về quan hệ lao động (Indutrial Relations) là:
"Những mối quan hệ cá nhân và tập thể giữa người lao động và người sử dụng lao động tại nơi làm việc, cũng như các mối quan hệ giữa các đại diện của họ với nhà nước. Những mối quan hệ như thế xoay quanh các khía cạnh luật pháp, kinh tế, xã hội học và tâm lý học và bao gồm cả những vấn đề như tuyển mộ, thuê mướn, sắp xếp công việc, đào tạo, kỷ luật, thăng chức, buộc thôi việc, kết thúc hợp đồng, làm ngoài giờ, tiền thưởng, phân chia lợi nhuận, giáo dục, y tế, vệ sinh, giải trí, chỗ ở, giờ làm việc, nghỉ ngơi, nghỉ phép, các vấn đề phúc lợi cho người thất nghiệp, ốm đau, tai nạn, tuổi cao và tàn tật".
Theo quy định mới nhất, tại Khoản 5 Điều 3 Bộ luật lao động năm 2019 quy định:
"Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể."
Như vậy có thể hiểu quan hệ lao động là một trong các bộ phận cấu thành của quan hệ sản xuất, thuộc nhóm các quan hệ tổ chức, quản lí và phụ thuộc vào quan hệ sở hữu.
Trong mối quan hệ này, một bên tham gia với tư cách là người lao động, có nghĩa vụ phải thực hiện công việc theo yêu cầu của bên kia và có quyền nhận thù lao từ công việc đó; bên thứ hai là người sử dụng lao động, có quyền sử dụng sức lao động của người lao động và có nghĩa vụ trả thù lao về việc sử dụng lao động đó.
Nội dung quan hệ lao động còn bao gồm các vấn đề về thời gian lao động, sự chi phối của các bên đến điều kiện lao động và trình tự tiến hành công việc, phân phổi sản phẩm… Yếu tố cơ bản nhất của quan hệ lao động là vấn đề sử dụng lao động nên cũng có thể gọi đó là quan hệ sử dụng lao động.
2. Hình Thức Biểu Hiện Của Quan Hệ Lao Động
Hình thức biểu hiện của quan hệ lao động giúp người nghiên cứu có thể quan sát để phân tích mức độ hài hòa, ổn định của quan hệ lao động.
Thông thường, khi quan sát một hệ thống quan hệ lao động người ta sẽ quan sát các biểu hiện như sau:
- Hình thức đại diện: Bao gồm: Hình thức của các thiết chế đại diện cho người lao động và hình thức của các thiết chế đại điện cho người sử dụng lao động ở các cấp, hình thức của các thiết chế đại diện cho nhà nước.
- Hình thức đối thoại: Đó là cách thức tổ chức của các kênh đối thoại giữa các chủ thể. Các kênh đối thoại này có thể diễn ra ở các cấp độ dân chủ khác nhau như: Chia sẻ thông tin lẫn nhau, tham vấn và thương lượng.
- Hình thức tiêu chuẩn lao động: Tiêu chuẩn lao động cũng là một biểu hiện của quan hệ lao động. Các tiêu chuẩn lao động tại nơi là việc gồm: Pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, hợp đồng lao động, nội quy lao động, biên bản ghi nhớ, cam kết của lãnh đạo hay có thể là các bộ quy tắc ứng xử (COC).
- Hình thức xung đột và giải quyết xung đột: Tại mỗi nơi làm việc luôn tồn tại các xung đột giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Quan sát biểu hiện của các xung đột này có thể giúp đánh giá được tình trạng quan hệ lao động của doanh nghiệp. Xung đột có thể biểu hiện và phát triển đến các cấp độ xử lý khác nhau như: Mâu thuẫn, khiếu nại, tranh chấp, hoà giải, trọng tài, xét xử, đình công, đình xưởng (bế xưởng).
3. Nội Dung Quan Hệ Lao Động
Quan hệ lao động xoay quanh các vấn đề cùng quan tâm, tuỳ theo cách tiếp cận mà các vấn đề đó mang nội dung khác nhau:
- Tiếp cận theo lĩnh vực: Quan hệ lao động xoay quanh các nội dung: tuyển dụng, đào tạo, tiền lương, thời gian làm việc, kỷ luật lao động…
- Phân loại theo chuẩn mực pháp lý: Quan hệ lao động xoay quanh những vấn đề về quyền và lợi ích:
- Lợi ích hiểu theo nghĩa chung nhất là biểu hiện cụ thể của sự thỏa mãn nhu cầu trong một hoàn cảnh nhất định, là mối tương quan giữa thù lao lao động và kỳ vọng cụ thể của người lao động. Biểu hiện lợi ích rất đa dạng do đó, các bên thường nhìn nhận và đánh giá khá nhau.
- Quyền thực chất là những lợi ích căn bản đã có chuẩn mực pháp lý (pháp luật hay do các bên tự thỏa thuận)
- Nội dung của quan hệ lao động là những vấn đề các bên cùng quan tâm. Do đó, quyền được hiểu là những lợi ích được quy định trong các tiêu chuẩn lao động đã có (pháp luật, thỏa ước, hợp đồng lao động, nội quy lao động…).
- Lợi ích là những nội dung chưa được đề cập trong tiêu chuẩn lao động hoặc những nội dung cần thay đổi trong các tiêu chuẩn lao động do các bên đã thỏa thuận.
Tham khảo »»» Khóa Học Hành Chính Nhân Sự Online - Tương Tác Trực Tiếp Với Chuyên Gia Nhân Sự Hàng Đầu
4. Đặc Điểm Của Quan Hệ Lao Động
Với khái niệm này thì có thể thấy, quan hệ lao động có những đặc điểm sau:
- Thứ nhất, chủ thể của quan hệ lao động là người lao động và người sử dụng lao động
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019 thì người lao động là người người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.
Tại Khoản 2 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Thứ hai, trong quan hệ lao động, người lao động luôn phụ thuộc vào người sử dụng lao động
Về mặt pháp lý, người sử dụng lao động có quyền tổ chức, quản lý quá trình lao động của người lao động và người lao động phải tuân thủ. Bởi người sử dụng lao động là người có quyền sở hữu tài sản mà các yếu tố cấu thành nên quan hệ sản xuất luôn chịu sự chi phối của quan hệ sở hữu.
Bên cạnh đó, người sử dụng lao động còn bỏ tiền ra để mua sức lao động của người lao động, muốn cho việc sử dụng sức lao động đó đạt hiệu quả đòi hỏi người sử dụng lao động phải quản lý nó một cách khoa học và phù hợp.
Về mặt lợi ích kinh tế, giữa người sử dụng lao động và người lao động vừa có sự mâu thuẫn, vừa có sự thống nhất phụ thuộc lẫn nhau. Ở khía cạnh nhất định, người sử dụng lao động luôn muốn giảm tới mức thấp nhất các khoản chi phí trong đó có vấn đề tiền lương của người lao động để tăng lợi nhuận.
Tuy nhiên, tiền lương và thu nhập trong quan hệ lao động lại là nguồn sống chủ yếu của người lao động.
Như vậy có thể thấy, sự phụ thuộc của người lao động là đặc điểm quan trọng để phân biệt quan hệ lao động với các quan hệ tương đồng và là căn cứ để xác định đối tượng điều chỉnh của luật lao động.
- Thứ ba, quan hệ lao động chứa đồng bộ các yếu tố kinh tế và xã hội
Biểu hiện của đặc điểm này đó là quan hệ lao động không chỉ liên quan đến việc làm, giải quyết việc làm, hạn chế thất nghiệp, bảo đảm đời sống của người lao động, giảm thiểu các tình trạng tệ nạn xã hội…mà còn liên quan đến nguồn nhân lực, thu hút đầu tư, tăng trưởng và phát triển kinh tế.
5. Ý Nghĩa Của Quan Hệ Lao Động Trong Doanh Nghiệp
5.1. Quan hệ lao động vừa có bản chất kinh tế vừa có bản chất xã hội
- Bản chất kinh tế của quan hệ lao động được thể hiện rõ ở các khía cạnh sau
Thứ nhất, mối quan hệ này bị chi phối bởi lợi ích. Trong đó, lợi ích kinh tế (Tiền lương và lợi nhuận) là cốt lõi. Quả thực, mọi người lao động đi làm thuê đều nhằm tới mục đích nhận được tiền lương thỏa đáng. Ngược lại, mọi chủ doanh nghiệp quyết định thuê mướn lao động đều có động lực cơ bản là lợi nhuận.
Hai là, quan hệ lao động thực chất là quan hệ giữa người sở hữu sức lao động (L) và người sở hữu tư liệu sản xuất (Vốn – K). Đây là hai nhân tố sản xuất chính của xã hội. Vì vậy, quan hệ lao động hài hòa, ổn định thì nền kinh tế mới duy trì được tăng trưởng và năng suất lao động xã hội mới cao.
Ba là, mối quan hệ này ảnh hưởng đến việc sản xuất ra hầu kết của cải trong xã hội. Mỗi doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế. Hầu hết của cải trong xã hội được làm ra từ các doanh nghiệp như là một sản phẩm của mối quan hệ tương tác giữa người lao động và người sử dụng lao động.
- Bản chất xã hội của quan hệ lao động được thể hiện ở những khía cạnh sau
Thứ nhất, quan hệ lao động là mối quan hệ giữa con người với con người nên dù muốn hay không cũng phải thoả mãn những nhu cầu tinh thần của con người.Thứ nhất, quan hệ lao động là mối quan hệ giữa con người với con người nên dù muốn hay không cũng phải thoả mãn những nhu cầu tinh thần của con người.
Thứ hai, quan hệ lao động luôn diễn ra trong một không gian nhất định với những điều kiện nhất định. Cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải gặp nhau tại nơi làm việc. Ở đó, luôn tồn tại mâu thuẫn giữa môi trường sống của con người với điều kiện sản xuất. Người lao động cần được bảo vệ và tôn trọng như bất kỳ một thành viên nào khác của xã hội loài người.
Thứ ba, quan hệ lao động liên quan đến rất nhiều người trong xã hội và gián tiếp ảnh hưởng đến đời sống của những cá nhân khác trong xã hội. người lao động thường là các thành viên chủ chốt của gia đình. Vì vậy, sự ổn định của quan hệ lao động không chỉ mang lại niềm vui cho bản thân mà còn suy trì hạnh phúc của cả gia đình họ.
5.2. Quan hệ lao động vừa mâu thuẫn, vừa thống nhất
Các chủ thể quan hệ lao động vừa mâu thuẫn, vừa thống nhất với nhau. Do đó, mối quan hệ này luôn có hai mặt: Vừa mâu thuẫn vừa thống nhất.
- Tính mâu thuẫn:
- Về kinh tế: Người lao động bị chi phối bởi tiền lương (một loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất), người sử dụng lao động bị chi phối bởi lợi nhuận. Trong ngắn hạn (một chu kỳ sản xuất), nếu chi phí tăng sẽ làm lợi nhuận giảm và ngược lại.
- Về tinh thần: Người lao động và người sử dụng lao động có trình độ nhận thức và vị thế khác nhau. Do đó rất khó có sự tương đồng về lợi ích tinh thần. Nhận thức và quan niệm khác biệt là nguồn gốc nảy sinh xung đột và tranh chấp.
- Tính thống nhất:
- Quan hệ lao động là một hệ thống: người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước có mối quan hệ biện chứng. Nếu thiếu sự hợp tác của bất kỳ một bên nào thì những bên còn lại sẽ không thể đạt được mục tiêu và lợi ích của mình.
- Về kinh tế: Trong dài hạn (nhiều chu kỳ sản xuất), nếu tiền lương và các lợi ích của người lao động được đảm bảo sẽ đảm bảo ổn định sản xuất; có nhiều sáng kiến, cải tiến; tăng năng suất lao động. Nhờ đó, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng.
- Về tinh thần: người lao động và người sử dụng lao động sẽ có hệ tư tưởng chung nếu các bên tăng cường đối thoại xã hội tại nơi làm việc. Do đó, các bên cùng thoả mãn các lợi ích tinh thần, xây dựng văn hoá tổ chức mạnh và nâng cao uy tín và giá trị thương hiệu.
5.3. Quan hệ lao động là quan hệ vừa bình đẳng, vừa không bình đẳng
- Quan hệ lao động bình đẳng vì: Các bên tham gia mối quan hệ này hoàn toàn tự nguyện dựa trên cân nhắc về lợi ích. Do đó, nếu mỗi bên không hài lòng với mối quan hệ này có thể và có quyền chủ động từ chối hay cắt đứt quan hệ.
- Quan hệ lao động không bình đẳng vì: thuỳ theo vị thế và quyền lực thực tế của các bên trên thị trường lao động (quan hệ cung cầu) mà mỗi bên có thể có lợi thế hơn trong đàm phán thương lượng. Ở các nước đang phát triển, cung lao động lớn hơn cầu lao động, người lao động có trình độ thấp, luật pháp có nhiều lỗ hổng thì người lao động thường yếu thế hơn người sử dụng lao động.
Ở cấp quốc gia, Nhà nước là chủ thể đặc biệt và là chủ thể duy nhất có quyền áp đặt pháp luật quan hệ lao động nên Nhà nước không bao giờ bình đẳng thực sự với các chủ thể còn lại.
5.4. Quan hệ lao động là quan hệ vừa mang tính chất cá nhân, vừa mang tính chất tập thể
Quan hệ lao động mang tính cá nhân vì bị chi phối bởi lợi ích cá nhân. Quan hệ lao động cá nhân là quan hệ hạt nhân của quan hệ lao động. Quan hệ lao động mang tính tập thể vì bị chi phối bởi lợi ích tập thể.
Thị trường lao động càng phát triển thì quan hệ lao động càng có xu hướng dịch chuyển dần từ cá nhân sang tập thể. Nguyên nhân là: Cạnh tranh càng khốc liệt thì các bên càng có xu hướng liên kết với nhau để hình thành nên những tập đoàn lợi ích lớn và chặt chẽ nhằm làm tăng sức mạnh trong đàm phán, thương lượng.
>>> Xem thêm: Hoạch định là gì? Quy trình hoạch định chiến lược hiệu quả tại doanh nghiệp
Trên đây là những thông tin về Quan hệ lao động là gì và ý nghĩa của quan hệ lao động trong doanh nghiệp. Mong rằng những chia sẻ của Lê Ánh HR trong bài viết hữu ích với bạn đọc!
Lê Ánh HR - Nơi đào tạo hành chính nhân sự uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học hành chính nhân sự online/offline, khóa học C&B ... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.
Để biết thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.88.55 để được tư vấn trực tiếp về các khoá học này.
Ngoài các khóa học hành chính nhân sự chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học xuất nhập khẩu chất lượng tốt nhất hiện nay.
-
5
-
4
-
3
-
2
-
1