Quy trình thực hiện thanh tra an toàn vệ sinh lao động

0 Đánh giá

 

Trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển, kỹ thuật tin học không ngừng được nâng cao. Điều này làm cho con người trong công việc luôn đòi hỏi người lao động cần tập trung cao hơn và cần nhiều hơn sự quan tâm từ các doanh nghiệp nơi làm việc.

Song song với điều đó doanh nghiệp luôn phải nỗ lực hết mình để phát triển với làn sóng cạnh tranh mà đôi khi quên những vấn đề an toàn, vệ sinh trong lao động đối với con người. Một vấn đề mà có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người lao động. Điều này gây ra nhiều thiệt hại cho tổ chức không chỉ gây mất lòng tin trong người lao động mà còn hao tốn một khoản chi phí khá lớn đề bù đắp cho những thiệt hại đã xảy ra, không những vậy còn vi phạm pháp luật trong lao động. 

Vậy, công tác Thanh tra Lao động sẽ được thực hiện khi nhận được những phản ánh, hoặc sự nghi ngờ đối với việc đảm bảo thực hiện luật pháp về an toàn vệ sinh lao động. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc tẩ cả nội dung và các bước thực hiện của một đoàn thanh tra theo đúng quy định của Pháp luật.

1. Bước chuẩn bị thanh tra

    1.1. Khảo sát để lập kế hoạch tiến hành cuộc thanh tra

Khi thanh tra tại công ty, doanh nghiệp đã tiến hành khảo sát một số thông tin về vấn đề àn toàn, vệ sinh tại công ty trước những phản hồi tiêu cực trong vấn đề này mà công ty đang thực hiện trước khi ra quyết định thanh tra.

    1.2. Ra quyết định thanh tra

Căn cứ ch­ương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm đã được phê duyệt. Đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra trưng tập cộng tác viên thanh tra xây dựng và  dự thảo quyết định thanh tra để trình chánh thanh tra phê duyệt

    1.3. Xây dựng và phê duyệt  kế hoạch tiến hành thanh tra

Căn cứ Quyết định thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch tiến hành cuộc thanh tra quản trị nhân sự

    1.4. Phê duyệt Kế hoạch tiến hành cuộc thanh tra

Kế hoạch tiến hành cuộc thanh tra được trình lên chánh thanh tra phê duyệt trước ngày công bố quyết định thanh tra.

    1.5. Phổ biến Kế hoạch tiến hành cuộc thanh tra

Trưởng đoàn thanh tra phổ biến kế hoạch thanh tra đến từng thành viên của Đoàn, tiến hành phân công nhiệm vụ cho từng thành viên bằng văn bản.

    1.6. Lập đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo và chuẩn bị hồ sơ tài liệu cho cuộc thanh tra

Đề cương được lập và phải gửi cho công ty Cổ phần dệt may Huế trước khi công bố quyết định thanh tra 04 ngày làm việc

PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN CUỘC THANH TRA

  1. Trưởng đoàn thanh tra công bố Quyết định thanh tra tại doanh nghiệp, thống nhất nội dung làm việc. Cuộc họp công bố Quyết định thanh tra có mặt đại diện Ban chấp hành công đoàn hoặc đại diện tập thể người lao động.
  2. Chủ doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền hợp pháp (phải có uỷ quyền bằng văn bản) báo cáo Đoàn thanh tra về những vấn đề theo nội dung đề cương và những nội dung có liên quan (nếu cần báo cáo thêm), thành phần làm việc có mặt đại diện Ban chấp hành công đoàn, các phòng ban liên quan
  3. Đoàn thanh tra làm việc với cán bộ được giao đảm nhận phần công việc có liên quan đến nội dung thanh tra; kiểm tra các hồ sơ, sổ sách, tài liệu, chứng từ có liên quan đến việc thực hiện pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp và doanh nghiệp có nghĩa vụ phải cung cấp đầy đủ theo yêu cầu của Đoàn thanh tra.
  4. Đoàn thanh tra kiểm tra tại hiện trường (nơi sản xuất) và phỏng vấn trực tiếp với người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp.
  5. Kết thúc cuộc thanh tra tại doanh nghiệp, Đoàn thanh tra thông qua biên bản thanh tra, lập biên bản vi phạm hành chính (nếu có).
    Phương pháp tổ chức thực hiện cuộc thanh tra

DANH SÁCH HỒ SƠ CỦA DOANH NGHIỆP CUNG CẤP CHO ĐOÀN THANH TRA

  1. Giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  2. Quyết định thành lập Bộ phận an toàn-vệ sinh lao động; Quyết định thành

lập Hội đồng bảo hộ lao động (nếu có); Quyết định thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh lao động; Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động 6 tháng cuối năm 2017; Công tác tự kiểm tra an tòan vệ sinh lao động.

  1. Hồ sơ thực hiện chế độ trợ cấp bồi thường tai nạn lao động (từ năm 2014);
  2. Hồ sơ, chứng từ về BHXH, BHYT của doanh nghiệp;
  3. Hồ sơ khám sức khỏe của công nhân. Hồ sơ về việc tổ chức huấn luyện sơ cấp cứu tai nạn lao động;
  4. Các biên bản đo kiểm tiêu chuẩn vi khí hậu (từ năm 2014);
  5. Hồ sơ theo dõi huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, danh sách các công nhân làm những công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
  6. Nội quy, quy trình an toàn lao động đối với các loại công việc, các loại máy

móc thiết bị;

  1. Hồ sơ quản lý, cấp phát trang bị bảo vệ cá nhân;
  2. Các biên bản tự kiểm tra an toàn , vệ sinh lao động, sổ ghi biên bản kiểm

 tra và sổ kiến nghị về bảo hộ lao động;

  1. Sổ thống kê tai nạn lao động, biên bản điều tra tai nạn lao động. Hồ sơ về báo cáo định kỳ tai nạn lao động, công tác an toàn vệ sinh viên;
  2. Hồ sơ kiểm định các máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
  3. Sổ theo dõi, lý lịch máy.

 Ghi chú: Các hồ sơ, tài liệu khác Đoàn thanh tra sẽ yêu cầu cung cấp khi đến làm việc tại doanh nghiệp./.

    1.7. Gửi Thông báo công bố Quyết định thanh tra cho công ty

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ điều kiện để triển khai thực hiện cuộc thanh tra, bộ phận chủ trì  thanh tra soạn thảo văn bản thông báo công bố Quyết định thanh tra cho công ty. Nội dung thông báo gồm địa điểm, thời gian công bố, thành phần tham dự hội nghị công bố, nội dung chương trình hội nghị công bố.

2. Bước tiến hành thanh tra

    2.1. Tổ chức Hội nghị công bố quyết định thanh tra

Sau 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định thanh tra, Đoàn thanh tra đã có mặt tại công ty và công bố quyết định thanh tra với công ty. Địa điểm, ngày, giờ, thành phần tham dự thực hiện theo nội dung thông báo công bố Quyết định thanh tra.

Khi công bố quyết định thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn thanh tra, thời hạn thanh tra, quyền và trách nhiệm của công ty, dự kiến kế hoạch làm việc của Đoàn thanh tra với công ty.

Việc công bố quyết định thanh tra được thư lập thành biên bản

    2.2. Tiến hành thanh tra

Khi tiến hành thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra tuân thủ Luật Thanh tra, các văn bản pháp luật có liên quan và Quy chế hoạt động của Đoàn Thanh tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thanh tra.

Đoàn thanh tra thực hiện thanh tra, kiểm tra ngay sau khi công bố Quyết định thanh tra; lập biên bản giao nhận hồ sơ, tài liệu theo đúng quy định và theo đề cương đã gửi yêu cầu doanh nghiệp chuẩn bị.

    2.3. Phương pháp tiến hành thanh tra

Từng thành viên Đoàn thanh tra trực tiếp kiểm tra hồ sơ, tài liệu thu thập thông tin, chứng cứ và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Trưởng Đoàn thanh tra.

Trưởng Đoàn thanh tra phải báo cáo với chánh thanh tra về tiến độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

Trưởng Đoàn thanh tra thực hiện việc ghi Nhật ký đoàn thanh tra.

Đoàn thanh tra tiến hành nghiên cứu, phân tích, đánh giá các thông tin, tài liệu liên quan đến vấn đề an toàn, vệ sinh lao động tại công ty và đối chiếu với kết quả khảo sát thu thập được nhằm xác minh các thông tin, tài liệu mà công ty cung cấp theo đề cương đã gửi cho công ty trước đó. Sau quá trình tiến hành thanh tra tại công ty đã phát hiện lỗi sai phạm cho người lao động khi thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Đoàn thanh tra đã tiến hành lập biên bản vi phạm và biên bản xử lý 

3. Kết thúc thanh tra

    3.1. Thông báo kết thúc cuộc thanh tra tại cơ sở

 Trước khi kết thúc cuộc thanh tra tại cơ sở, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho thủ trưởng công ty. 

    3.2. Dự thảo Báo cáo kết quả thanh tra

Báo cáo của các thành viên Đoàn thanh tra: Trong 03 ngày kể từ ngày kết  thúc thanh tra các thành viên của Đoàn thanh tra phải hoàn thành báo cáo cá nhân.

Trưởng Đoàn thanh tra xây dựng báo cáo kết quả thanh tra và lấy ý kiến các thành viên Đoàn thanh tra về dự thảo báo cáo kết quả thanh tra. Dự thảo Báo cáo kết quả thanh tra được gửi cho công ty để tham gia ý kiến và giải trình về các nội dung trong dự thảo;

Sau 15 ngày kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra báo cáo kết quả thanh tra và gửi cho Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

    3.3. Kết luận thanh tra

 Sau khi hoàn thành báo cáo kết quả thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra dự thảo kết luận thanh tra trình người có thẩm quyền xem xét ký Kết luận thanh tra. Trình tự trình ký phê duyệt kết luận thanh tra theo qui định của mỗi cơ quan thanh tra.

    3.4. Công bố Kết luận thanh tra

- Chánh thanh tra là người ra kết luận thanh tra có trách nhiệm gửi kết luận thanh tra cho công ty

Tham khảo các mẫu quyết định thanh tra, đề cương báo cáo, biên bản vi phạm và quyết định xử lý vi phạm tại: Quyết định thanh tra

0.0
(0 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    0%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
Popup Image
Bình luận

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904848855; 0971698687

học phí lê ánh hr

Đăng ký