Áp Lực Công Việc - Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

1 Đánh giá

Áp lực công việc là tình trạng khá phổ biến hiện nay, nó thường xảy ra với các đối tượng là sinh viên mới ra trường, người lao động với khối lượng công việc quá tải.

Áp lực công việc đang đè nặng lên sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của họ, khiến chất lượng cuộc sống giảm sút.

Vậy áp lực công việc là gì? Làm thế nào để giải quyết áp lực công việc trong cuộc sống? Hãy cùng Lê Ánh HR tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục áp lực công việc qua bài viết sau nhé!

1. Áp Lực Công Việc Là Gì?

Áp lực công việc được hiểu là một trạng thái sức khỏe tinh thần ở thời điểm thấp nhất của con người, do những công việc hàng ngày mang lại, khiến tâm trạng sa sút, khó khăn, mệt mỏi.

Khi rơi vào trạng thái bị áp lực con người sẽ không có đủ năng lượng để làm việc và sinh ra trạng thái tinh thần không tốt. Thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc và cuộc sống cá nhân của người lao động. 

#Ví dụ về áp lực công việc

Mệt mỏi, chán nản khi phải làm việc, sợ hãi khi phải đến văn phòng vào mỗi sáng,... là những ví dụ điển hình, phổ biến nhất về áp lực công việc.

2. Nguyên Nhân Dẫn Đến Áp Lực Công Việc

Nguyên nhân dẫn đến áp lực công việc có thể đến từ những lý do:

Áp lực công việc

Nguyên nhân dẫn đến áp lực công việc sẽ xuất phát từ hai (02) yếu tố là: Từ chính bản thân người lao động và tác động ở bên ngoài

2.1. Áp lực công việc từ chính công việc

Áp lực công việc đến từ công việc là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng căng thẳng tinh thần và làm cho người lao động có nhiều suy nghĩ tiêu cực nhất. 

Nguyên nhân phát sinh từ công việc có khá nhiều vấn đề liên quan như: Công việc lương thấp, khối lượng công việc quá nhiều, mặc cảm với công việc, chọn sai công việc, bất mãn với cấp quản lý, không hoà hợp với môi trường nơi làm việc, không hợp tác giao lưu được với đồng nghiệp, bị cô lập trong môi trường làm việc chung,…

2.2. Áp lực công việc từ môi trường làm việc

Môi trường làm việc ảnh hưởng rất nhiều đến trạng thái làm việc của người lao động. Khi áp lực công việc xuất phát từ môi trường làm việc thường là do các vấn đề như: phát sinh tiêu cực, thay đổi môi trường làm việc, sốc văn hóa, thiếu phương tiện phục vụ công việc,…

Đặc biệt, môi trường làm việc có biến cố như doanh thu tụt giảm, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, cắt giảm nhân sự, các tin đồn không có lợi cho người làm việc… đều là những nhân tố góp phần hình thành nên nguyên nhân gây ra tình trạng căng thẳng trong công việc.

2.3. Áp lực công việc từ quản lý hoặc đồng nghiệp

Nguyên nhân từ đồng nghiệp hay sếp cũng là một trong những nguyên nhân khiến người làm việc bị căng thẳng và thông thường đây là nguyên nhân thường hay xảy ra nhất.

Đồng nghiệp xa lánh, ngại tiếp xúc, sếp khắt khe, chia bè kết phái lâu dần sẽ làm cho người lao động bị áp lực. Đồng thời sự không công băng của cấp quản lý, thiếu tâm lý trong phân chia công việc cũng là nguyên nhân gây nên áp lực công việc.

2.4. Áp lực công việc từ bản thân người lao động

Còn một nguyên nhân khác gây áp lực công việc xuất phát từ bản thân và cuỗ sống của người lao động. Sự không đồng cảm từ gia đình, hoặc nỗi lo cơm áo gạo tiền chăm sóc con cái cần nhiều khoản phải chi tiêu cũng dễ dàng gây nên áp lực.

3. Biểu Hiện Bạn Đang Gặp Phải Áp Lực Công Việc

3.1. Thường xuyên nổi nóng

Biểu hiện này rất dễ nhận thấy và rất phổ biến ở người bị áp lực công việc.

Khối lượng công việc quá lớn, nặng nề, không thể xử lý hết gây căng thẳng cho người làm khiến họ dễ cáu gắt, rơi vào trạng thái nổi nóng với bản thân và những người xung quanh. Nối tiếp của sự cáu gắt, căng thẳng là triệu chứng mất ngủ thậm chí là thức trắng đêm, một số người còn kèm theo cả tình trạng đau đầu và rụng tóc.

3.2. Bộc lộ những cảm xúc tiêu cực tại nơi làm việc

Khóc là một trong những ví dụ điển hình. Công việc quá nhiều không thể xử lý hết dẫn đến việc bị chê trách là lý do khiến nhiều người bật khóc.

3.3. Nôn mửa

Đây là biểu hiện khá nặng của áp lực công việc. Ở một số người còn xuất hiện tình trạng nhức đầu, run rẩy và nhiều triệu chứng thể chất khác.

3.4. Không còn khoảng trống cho bản thân

Khi công việc quá nhiều gây căng thẳng cho bản thân, chúng ta sẽ không còn thời gian và hứng thú để tham gia các hoạt động hàng ngày khác và thậm chí là các hoạt động để chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho bản thân. Áp lực công việc không chỉ đè nặng ở nơi làm việc, công sở mà còn kéo về tận nhà.

3.5. Lo lắng và căng thẳng khi tìm cách ứng xử trong công việc

Biểu hiện này thường xảy ra với những người mới vào làm việc trong công ty. Họ lo lắng không biết nên cư xử làm sao cho phải phép, nên làm gì và không nên làm gì để không phật ý đồng nghiệp, không bị cấp trên khiển trách.

4. Áp Lực Công Việc Có Ảnh Hưởng Gì Không?

Người bị áp lực công việc sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng sa sút tinh thần. Họ thường khó tập trung làm việc, dễ bị rối loạn giấc ngủ, dễ cáu gắt, không hài lòng về mọi thứ, dễ xuống tinh thần.

Người bị áp lực công việc thường có dấu hiệu bị khó ngủ, mất ngủ, hay gặp ác mộng hoặc thức trắng đêm. Đây là những dấu hiệu quan trọng cho thấy bạn đang bị suy nhược tinh thần và có khả năng cao mắc các bệnh lý về tâm lý khác.

Biểu hiện nặng hơn nữa có thể là hay lo âu, thiếu tự tin, mất động lực làm việc, hay có cảm giác thất vọng, dễ bị kích thích, dễ giận dữ, dễ dẫn đến lạm dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia để giải tỏa sự căng thẳng.

Nếu như người bị áp lực công việc và có các triệu chứng nặng như trên không được điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến hậu quả nặng nề hơn như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn tâm thần,...

5. Công Việc Áp Lực Có Nên Nghỉ Hay Tiếp Tục?

Áp lực công việc gây nên ảnh hưởng quá lớn cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Nếu kéo dài sẽ càng trầm trọng thêm vì vậy, bạn nên xem xét, suy nghĩ đến việc nghỉ việc, cho bản thân một thời gian để lấy lại tinh thần, cảm xúc rồi hẵng tìm việc mới.

Cho dù là hoàn cảnh như thế nào thì sức khỏe vẫn luôn rất quan trọng, ông bà ta có câu có sức khỏe là có tất cả, nếu muốn có tất cả trước tiên bạn hãy quan tâm đến sức khỏe bản thân mình.

6. Cách Giải Quyết Áp Lực Trong Công Việc

Khi áp lực công việc, nếu càng nhanh chóng khắc phục sẽ càng tốt. Không nên để tình trạng áp lực công việc diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến các suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và chất lượng công việc. Hãy giảm tải áp lực công việc bằng các cách đơn giản như sau:

Lập một kế hoạch làm việc bài bản, khoa học: Tránh tình trạng hoang mang, mơ hồ, bối rối khi không biết nên làm việc gì trước làm gì sau và từ đó có thể dẫn đến mọi chuyện không được suôn sẻ, hoàn thành đúng hạn và có hiệu quả cao.

Để cho bản thân một khoảng thời gian để nghỉ ngơi: Sau những giờ làm việc căng thẳng, nghỉ ngơi là điều cần thiết để khôi phục lại sức khỏe và tinh thần. Thời gian nghỉ ngơi không cần quá nhiều, quá lâu tuy nhiên nhất định phải có trong thời gian biểu của bạn.

Học cách từ chối: Thật ra nhiều người bị áp lực công việc là do không biết từ chối những điều mình không thích làm, sợ bị người khác đánh giá, nói ra nói vào. Bạn nên học cách từ chối khi cần thiết để tránh gây hại đến chính bản thân mình, đôi khi cái đánh giá người khác về mình cũng không hoàn toàn đúng.

Đừng ngại chia sẻ: Công việc quá nhiều, quá áp lực khiến cho bạn mệt mỏi? Đừng ngại chia sẻ những điều đó với người khác, người thân, bạn bè, đồng nghiệp bạn yêu quý đều được, như vậy sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng rất tốt.

 

Áp lực công việc

Thức dậy với một tình thần lạc quan

Tinh thần vào mỗi ngày mới rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng của cả một ngày. Do đó khi thức dậy hãy vươn vào thở phào nhẹ nhõm để bắt đầu một ngày mới tràn đầy năng lượng.

Luôn duy trì thái độ tích cực trong lúc làm việc và giữ trong đầu với suy nghĩ mình có thể làm được mọi thứ. Lạc quan là cách tốt nhất để luôn có những ý nghĩ tích cực và chế ngự được sự căng thẳng trong công việc. 

Mở tất cả các cửa sổ

Khung cảnh thiên nhiên rất tốt cho việc phát huy các năng lượng tích cực, đặc biệt nếu phía ngoài cửa sổ có nhiều cây xanh hãy tận dụng tối đa. 

Khi sự căng thẳng được đẩy lên cao, nhịp tim của những người ngồi trong văn phòng có khung cảnh thiên nhiên sẽ nhanh chóng trở lại bình thường. Còn những người ở căn phòng chỉ có màn hình vi tính thì không có khác biệt gì so với những người nhìn vào một bức tường trống

Ngắm nhìn những thứ đẹp đẽ

Ngắm nhìn một người mẫu hay một ngôi sao điện ảnh sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng.Khi cảm thấy bản thân căng thẳng hãy tìm kiếm thứ bản yêu thích và ngắm nhìn nó.

Nếu yêu động vật hãy tìm kiếm và ngắm nhìn những con vật đáng yêu. Nếu yên khung cảnh thiên nhiên hãy ngắm nhìn những khung cảnh làng quê yên bình.

Chăm sóc bản thân và tập thể dục

Người có sức khỏe tốt sẽ giải quyết công việc một cách dễ dàng mà không bị căng thẳng nếu công việc quá bận rộn hãy dành ít phút vào sáng sớm hoặc là buổi tối trước khi đi ngủ tập thể dục nhẹ nhàng vừa giúp cơ thể khỏe mạnh vừa giúp bản thân hạn chế được tối đa áp lực

Nếu bản thân là một người nóng tính và sự căng thẳng lặp đi lặp lại nhiều lần bạn nên đến bác sĩ để cần sự giúp đỡ.

Thư giãn để lấy lại tinh thần

Tâm lý căng thẳng thường khiến con người không thể hoàn thành tốt được công việc. Vì thế, mỗi khi mệt mỏi, căng thẳng trong công việc, bạn nên gạt bỏ công việc qua một bên và quan tâm tới các sở thích của mình.

Chẳng hạn như đi siêu thị, mua sắm, xem chương trình ca nhạc hay thư giãn tinh thần bằng cách tham gia vào các hoạt động tập thể, các lớp tập thể dục, luyện tập thẩm mỹ, yoga sau giờ làm; trò chuyện tâm sự với bạn bè, người thân; đi du lịch…

Hoặc thư giãn ngay khi làm việc như: tập trung vào hơi thở của bạn, vừa nghe nhạc vừa làm việc, nói chuyện với đồng sẽ giúp bạn thân ít nhiều giải tỏa được căng thẳng

Tham khảo thêm:

Trên đây là tất tần tật những thông tin về áp lực công việc mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn có sức khỏe dồi dào, luôn vui vẻ và hạnh phúc trong cuộc sống.

Lê Ánh HR - Nơi đào tạo hành chính nhân sự uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học hành chính nhân sựkhóa học C&B ... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.

Để biết thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.88.55 để được tư vấn trực tiếp về các khoá học này.

Ngoài các khóa học hành chính nhân sự chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học xuất nhập khẩu chất lượng tốt nhất hiện nay.

5.0
(1 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    100%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
14/10/2023

Popup Image
Bình luận

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904848855; 0971698687

học phí lê ánh hr

Đăng ký