Cách báo cáo kết quả điều tra tình hình lao động nông thôn
1 Đánh giá
Để bạn đọc hình dung cụ thể về việc triển khai kết quả điều tra. Trong bài viết này Lê Ánh HR lấy ví dụ tại một dịa phương cụ thể kèm theo số liệu dẫn chứng chính xác để bạn độc dễ hình dung.
Bài viết chỉ chứa nội dung phân tích, đánh giá kết quả điều tra. Bạn độc có thểm tham khảo thêm các bảng số liệu dẫn chứng cụ thể : Hướng dẫn khai thác số liệu từ việc điều tra xã hội học
Trước hết để đi vào phân tích tình hình lao động tại một địa phương cần tìm hiểu Tổng quát các đặc điểm kinh tế, vị trí địa lý có ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng lao động tại địa phương cần điều tra.
KHÁI QUÁT TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
Điều kiện tự nhiên, khí hậu và vị trí địa lý
Nam Định nằm ven biển thuộc trung tâm nam đồng bằng sông Hồng. Tổng diện tích là 1668,5 km2 với dân số năm 2016 là 1.852,6 nghìn người, trong đó nông thôn có 1.569,6 nghìn người với diện tích 195.319.9 ha. Đường bờ biển kéo dài 72 km2 phù hợp cho hoạt động chăn nuôi và đánh bắt thủy hải sản. Tỉnh có 9 huyện, 229 xã, phường, thị trấn trong đó 209 xã, phường thị trấn sản xuất trong ngành nông nghiệp.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều, có hai mùa rõ rệt: mùa nắng và mùa mưa nhiệt độ trung bình khoảng 23-24oC. Lượng mưa trung bình khoảng 1750-1800 mm. Địa hình bằng phẳng, đồi núi thấp (70-100m). Chủ yếu là đất cát, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất sỏi đá, đất mới biến đổi và có cả đất feralit màu mỡ. Nên có 113.335,9 ha đất nông nghiệp được sự dụng trong đó đất phi nông nghiệp chiếm 48.343,2 ha.
Đặc điểm kinh tế, xã hội
Kinh tế: Nam Định có cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỉ trọng nông nghiệp tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ.
Xã hội: Giáo dục và đào tạo phát triển nổi bật, mỗi năm giải quyết được khoảng 45.000 lực lượng lao động (LLLĐ) có việc. Từ đó làm cho tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực này giảm xuống và ở mức ổn định nhờ vậy tỉ lệ hộ nghèo ở địa phương này cũng giảm xuống một cách đáng kể.
ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH NAM ĐỊNH
Qui mô lực lượng lao động nông thôn tỉnh Nam Định
Nam Định có dân số khá đông đứng thứ 3 trong khu vực đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 8 toàn quốc. LLLĐ được đào tạo giữa thành thị và nông thôn có sự chênh lệch. LLLĐ cả 3 năm 2014-2016 đều chiếm hơn 58,24% so với tổng dân số trong đó LLLĐ nông thôn gấp hơn 4,89 lần so với LLLĐ thành thị. LLLĐ đang làm việc 3 năm 2014-2016 chiếm trên 97,50% so với số LLLĐ, LLLĐ nông thôn đang làm việc gấp hơn 4,95 lần LLLĐ thành thị đang làm việc. LLLĐ đang làm việc đã qua đào tạo cả 3 năm 2014-2016 đều chiếm trên 39,41% so với LLLĐ đang làm việc. trong đó LLLĐ đang làm việc đã qua đào tạo ở nông thôn ít hơn 0,32 lần so với LLLĐ đang làm việc đã qua đào tạo ở thành thị.
Ưu điểm : Với lực lượng lao động là khá dồi dào, bên cạnh đó vấn đề thiếu nguồn nhân lực được giảm thiểu đáng kể. Lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn phù hợp vì nông nghiệp cần một lực lượng rất lớn để lao động sản xuất nông nghiệp.
Nhược điểm : Tuy đông hơn rất nhiều so với lao động ở thành thị nhưng số lao động qua đào tại ở nông thôn lại rất thấp. Điều này làm cho chất lượng sản phẩm làm ra chất lượng không cao, không đáp ứng được nhu cầu thị trường, khó trong việc tiêu thụ sản phẩm. Khó khăn trong việc sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại vào sản xuất làm cho hiểu quả thấp, không đáp ứng được nhu cầu thị trường bên ngoài.
Nguyên nhân : Ở nông thôn do trình độ dân trí còn thấp nên khi được chính quyền khuyến khích đi học nghề, họ sẽ băn khoăn lo lắng sợ rằng học xong không có việc làm như vậy sẽ tốn thời gian, học một nghề khác nghề nông không phải là vấn đề dễ đối với họ. Nên họ chỉ muốn tham gia các khóa học về trồng trọt và chăn nuôi.
Tỉ lệ thất nghiệp tỉnh Nam Định
Tuy số lao động qua đào tạo ở thành thị nhiều hơn nông thôn, tuy nhiên tỉ lệ thất nghiệp ở nông thôn lại thấp hơn khá nhiều so với thành thị. Vì làm nghề nông nên đa số người lao động ở đây có đất canh tác riêng hoặc làm thuê nên tỉ lệ thất nghiệp khá ít. Như vậy đây là một dấu hiệu đáng mừng trong công tác đào tạo nghề mặc dù số lượng lao động qua đào tạo ít nhưng họ vẫn tự tạo được việc làm cho bản thân, tuy nhiên chất lượng lại không cao, thu nhập thấp, việc làm không ổn định đây là vấn đề lớn mà công tác đào tạo nghề cần chú ý để vừa đảm bảo giữ tỉ lệ thất nghiệp ở mức vừa phải ở khu vực nông thôn vừa tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động nông thôn ở Nam Định.
ĐÁNH GIÁ CÔNG TAC ĐAO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở TỈNH NAM ĐỊNH
Số lao động học nghề tỉnh Nam Định
Để thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho người lao động, Nam Định đã tiến khảo sát, phân tích, sau đó tổng hợp cụ thể tổng số lao động nông thôn có nhu cầu học nghề theo hai hướng các ngành nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau như về thời gian, công việc nên số lượng lao động có nhu cầu được đào tạo nghề và số lao động thực tế học nghề có sự chênh lệch đáng kể, cùng với đó trong quá trình học tập cũng có một số lao động nông thôn tỉnh Nam Định bỏ ngang nên con số hoàn thành chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở khu vực này có sự giảm sút rõ rệt, hiện tượng này đã gây ra một số bất cập trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở khu vực này. Số liệu trong 3 năm từ năm 2014-2016 có sự chênh lệch khá lớn giữa tổng số người có nhu cầu học nghề với tổng số người đi học và tổng số người đã học xong, số người đi học giảm 40.038 người tức giảm 58,09%, số người hoàn thành khóa học giảm đi 645 người tức giảm 2,23% so với những người đã theo học. Trong đó :
Trong lĩnh vực nông nghiệp số người đi học giảm 18.651 người tức giảm tới 74,56% so với số người có nhu cầu đi học nghề, và số người hoàn thành khóa học giảm đi 560 người tức giảm đi 8,80% so với những người đã theo học.
Trong lĩnh vực phi nông nghiệp số người đi học giảm 21.387 người tức giảm 48,71% so với số người có nhu cầu đi học nghề, số người hoàn thành khóa học giảm đi 85 người tức giảm 0,38% so với những người đã theo học.
Ưu điểm : Với đội ngũ giáo viên chuẩn bị cho công tác đào tạo tương đối lớn và chất lượng tuy nhiên số học viên đi học không nhiều, như vậy một lớp học sẽ có ít học viên hơn dự kiến. Như vậy chất lượng đào tạo sẽ cao hơn, người học dễ tiếp thu hơn nhờ đó hiệu quả đào tạo nghề được nâng lên đáng kể.
Nhược điểm : Do sự chênh lệch giữa kết quả điều tra và thực tế lớn nên dự đoán của chính quyền về xây dựng cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị đào tạo không đúng với thực tế dẫn đến sự lãng phí. Bên cạnh đó dư thừa trong vấn đề trả lương cho giáo viên, do chính sách tuyên truyền và các ngành nghề đào tạo chưa làm cuốn hút người lao động nên một bộ phận không nhỏ người lao động không học nghề như vậy sẽ tạo ra một sự chênh lệch về trình độ chuyên môn kỹ thuật trong lực lượng lao động địa phương dẫn đến khó khăn trong hoạt động sản xuất của người lao động.
Nguyên nhân : Khi khảo sát về nhu cầu được học nghề của người lao động đa số người lao động đều mong muốn được học nghề để nâng cao kỹ năng làm việc, đồng thời học hỏi được thêm nhiều kinh nghiệm trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên thực tế số người đăng ký đi học lại giảm là vì :
Tư tưởng của người lao động nông thôn còn lạc hậu, chỉ chú trọng vào những kinh nghiệm mình đã có không muốn mất thêm nhiều thời gian cho công tác nghiên cứu thêm cái mới vì nó không đảm bảo là sẽ ứng dụng được vào thực tế. Công tác vận động còn thiếu thuyết phục, thiếu định hướng, ngành nghề đào tạo chủ yếu là những ngành cũ nên không thu hút được sự quan tâm của người lao động.
Vùng nông thôn Nam Định sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên điều kiện kinh tế còn khá khó khăn nên việc thuyết phục người lao động bỏ ra một khoản tiền để học tập và mất nhiều thời gian để học tập thì là một điều rất khó đối với người lao động. Một số lao động đã đi học tuy nhiên trong công tác giảng dạy giáo viên còn thiếu kinh nghiệm, rập khuôn và chưa sát với thực tế chính vì thế có một số bộ phận người lao động cảm thấy nhảm chán và đã nghỉ học.
Số lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp có số lượng lao có nhu cầu học nghề, tham gia học nghề và hoàn thành khóa học đều cao hơn nhiều so với lĩnh vực nông nghiệp. Số lao động có nhu cầu học nghề trong lĩnh vực phi nông nghiệp lớn hơn khu vực nông nghiệp là 18.895 người tức cao hơn 75,53%, tổng số người đi học cao hơn 16.159 người tức cao hơn 253,87%, tổng số người hoàn thành khóa học cao hơn 16634 người tức cao hơn 286,55%.
Ưu điểm : Số lao động đào tạo trong lĩnh vực phi nông nghiệp là một lợi thế nhằm nâng cao thu nhập cho người lao động, các ngành nghề trong lĩnh vực này không đòi hỏi thời gian học dài, hơn nữa người lao động có thể tiếp cận thêm ngành nghề mới những lúc rảnh rỗi để tăng thêm thu nhập bên cạnh đó phi nông nghiệp là lĩnh vực thu hút sự đầu tư của các đơn vị/doanh nghiệp. Còn đối với lĩnh vực nông nghiệp, người lao động nhờ được đào tạo bài bản giúp nâng cao kỹ năng sản xuất, nâng cao tay nghề khả năng tổ chức và làm việc tốt hơn nhờ đó tay nghề được nâng lên đáng kể. Đây là những ưu điểm của đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã đạt dược.
Nhược điểm: Nam Định là một tỉnh thuần nông, lấy nông nghiệp làm gốc. Tuy nhiên số lao động đăng ký học học trong lĩnh vực nông nghiệp tương đối ít, dẫn đến có sự chênh lệch về trình độ chuyên môn giữa những người lao động với nhau. Bên cạnh đó sẽ gặp khó khăn trong việc truyền đạt những nội dung nhằm xây dựng một nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nguyên nhân :Lực lượng lao động bao gồm cả những người còn khá trẻ họ không muốn gắn liền với những nghề nông khá vất vả và thu nhập thấp, họ đã có nhiều năm trong ngành nông nghiệp nên đã có kinh nghiệm về lĩnh vực này nên vấn đề đào tạo về nông nghiệp họ sẽ không mấy hứng thú. Còn phi nông nghiệp sẽ giúp nâng cao tay nghề của người lao động, kỹ thuật làm việc cao hơn, đòi hỏi tính sáng tạo nhiều hơn, giúp người lao động có thu nhập cao hơn, giải quyết được vấn đề thu nhập gia đình những lúc nhàn rỗi và họ coi đây như một nghề tay trái nhằm tăng thu nhập.
Nguồn tài chính đầu tư cho công tác đào tạo nghề lao động nông thôn tỉnh Nam Định
Trong quá trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định, chính
quyền tỉnh đã xin nguồn hỗ trợ khá lớn từ nhà nước để góp phần tạo việc làm cho người lao động. Đặc biệt chính quyền tỉnh hỗ trợ một phần chi phí cho đại bộ phận người lao động sơ cấp nghề và đào tạo nghề dưới 3 tháng, chi phí đầu tư. Nguồn tài chính đầu tư đào tạo nghề cho lao động nông thôn có sự thay đổi qua các năm. Năm 2013 nguồn đầu tư tăng 24.020 triệu đồng tức tăng gấp 2 lần, Năm 2014 nguồn đầu tư giảm 20.630 triệu đồng tức giảm 1,75 lần so với năm 2013. Tuy nhiên 2015 nguồn đầu tư giảm 15.400 triệu đồng tức giảm hơn 2,28 lần so với năm 2014. Đến năm 2016 nguồn đầu tư lại tăng thêm 4.047 triệu đồng tức tăng thêm 1,34 lần so với năm 2015. Bên cạnh đó, năm 2016 ngân sách hỗ trợ cho công tác đào tạo nghề của địa phương là 2.500 triệu, tuy nhiên các năm sau đó không có sự hỗ trợ chi phí của địa phương và sự chênh lệch giữa ngân sách trung ương và địa phương là khá lớn lên tới 38.500 triệu hơn 16,40 lần.
Ưu điểm : Nhờ nguồn đầu tư khá lớn từ ngân hàng Trung ương và một phần từ ngân hàng địa phương công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định đã dễ dàng trong công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy hiện đại, đào tạo đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao để hỗ trợ tối đa cho công tác dạy và học. Thêm vào đó nhờ nguồn đầu tư lớn giúp cho công tác thực hiện diễn ra nhanh chóng tạo động lực cho cả chính quyền và người lao động.
Nhược điểm : Do địa phương còn phụ thuộc lớn đến ngân sách nhà nước nên khi kinh phí giảm xuống địa phương không có những khoản hỗ trợ để bảo trì tu dưỡng dẫn đến có một số yếu kém trong công tác đào tạo. Bên cạnh đó do ban đầu với nguồn đầu tư lớn dẫn đến đầu tư tràn lan không chủ đích gây lãng phí. Địa phương không hỗ trợ chi phí cho đào tạo nghề dẫn đến một số vấn đề như trang thiết bị bị lạc hậu, không bắt kịp khoa học công nghệ những địa phương không đầu tư để đổi mới như vậy chứng tỏ địa phương chưa thực sự quan tâm đúng mức đối với vấn đề đào tạo nghề.
Nguyên nhân : Do kinh tế Nam Định còn gặp nhiều khó khăn về tài chính và không có quy định bắt buộc địa phương phải hỗ trợ trong công tác đào tạo nghề nên kinh phí hỗ trợ chủ yếu từ nhà nước, hơn nữa giai đoạn 2012-2014 là những năm đầu tiên trong dự án đào tạo nghề của địa phương chính vì thế cần tốn các khoản chi phí đầu tư trang thiết bị dạy và học, đặc biệt đầu tư các phương tiện máy móc hỗ trợ, cơ sở vật chất và trang thiết bị hỗ trợ người học đi vào thực tiễn lý thuyết đã có do vậy cần một khoản rất lớn chi phí đầu tư và cần thêm sự hỗ trợ của địa phương như vị trí giảng dạy, chính vì lý do đó mà chi phí hỗ trợ đào tạo nghề cho giai đoạn này là khá cao và cần thêm chi phí của địa phương. Tuy nhiên địa phương chỉ làm công tác hỗ trợ về một số yếu tố thuộc nhu cầu tại nơi dạy và học còn lại mọi chi phí là do trung ương hỗ trợ công tác đào tạo các năm sau đó khi công việc đi vào ổn định thì chí phí hỗ trợ giảm xuống do lúc này chính quyền chỉ cần trả lương cho đội ngũ giáo viên giảng dạy không còn các chi phí cơ sở vật chất trước đó. Tuy nhiên đến năm 2016 chi phí đầu tư tăng lên, do đây là năm đầu ra của lao động đã qua đào tạo chính quyền cần có các biện pháp hỗ trợ tìm kiếm công ăn việc làm cho người lao động đã qua đào tạo do đó chí phí đã tăng lên. Do còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn đầu tư của nhà nước nên quá trình đào tạo nghề diễn ra còn chậm, chưa trọng điểm còn dàn trải và chưa đầy đủ đối với người lao động.
Tình hình đào tạo nghề theo ngành nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định
Sau 3 năm thực hiện công tác đào tạo nghề, tỉnh Nam Định đã đạt được một số hiệu quả nhất định. Chất lượng dạy nghề cũng đã được nâng cao một bước. Bên cạnh đó việc làm là yếu tố hết sức quan trọng đối với người lao động sau quá trình được đào tạo. Song song với việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn chính quyền tỉnh Nam Định đã có một số giải pháp hỗ trợ người lao động sau đào tạo như thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp về nông thôn, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm do người lao động nông thôn làm ra. Tuy nhiên có sự khác biệt khá lớn về vấn đề việc làm ở lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp
Qua số liệu trên có thể thấy chính quyền tình Nam Định rất coi trọng trong công
tác đào tạo nghề cho người lao động được tính toán dựa trên nhu cầu thực tế của người lao động. Theo kết quả thống kê của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Nam Định sau đào tạo có 85% người lao động có công ăn việc làm ổn định với mức thu nhập dao động từ 1,8-4 triệu đồng/tháng/người. Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp tổ chức khoa học hơn, hiệu quả hơn và có thu nhập cao hơn. Lĩnh vực phi nông nghiệp đem lại thêm một phần lợi nhuận không nhỏ cho người lao động.
Theo sở lao động thương binh và xã hội năm 2016. Số lao động đã hoàn thành khóa học trong giai đoạn 2014 - 2016 có 45,21% người được doanh nghiệp/đơn vị tuyển dụng, 12,83% được doanh nghiệp/đơn vị bao tiêu sản phẩm và có 22,91% người tự tạo được việc làm. Trong giai đoạn 2014 - 2015 tỉnh đã thực hiện được tổng số 690 suất đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định với những ngàng nghề phổ biến phù hơp với tình hình hoạt động kinh tế trong khu vực. Trong đó ngành may công nghiệp là ngành có tỷ trọng số lượng học viên theo học cao nhất chiếm 55,80% so với tổng số 4 ngành đào tạo.
Nhu cầu đào tạo nghề năm 2016, với tổng sô lao động được tiến hành khảo sát
về nhu cầu học nghề là 5834 lao động thì cơ cấu các nghành nghề được người lao động lựa chọn để được đào tạo có sự chuyển biến khác với những ngành nghề đã được địa phương đào tạo trong giai đạon 2014 - 2015. Trong đó các ngành thuộc về lĩnh vực công nghệ, xây dựng, tin học là nhưng ngành nghề được người lao động mong muốn được đào tạo chiếm tỷ lệ cao lên tới 47,24 % trong tổng số 4 ngàng được lựa chọn. Ngược lại Tiểu thủ công nghiệp lại là ngành ít có học viên mong muốn theo học và chỉ có 4,51% học viên được khảo sát mong muốn theo học ngành nghề này.
Trong năm 2016 khác với nhu cầu khảo sát về nhu cầu được đào tạo thì chính quyền tỉnh Nam Định chỉ đào tạo 400 học việc cho một ngành nghề duy nhất đó chính là 2 lớp chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Ưu điểm : Lao động ở lĩnh vực nông nghiệp sau khi được đào tạo tự tìm kiếm việc làm cho bản thân chủ yếu là tự phục vụ giúp giảm bớt gánh nặng thất nghiệp cho xã hội. Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên số lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp được các doanh nghiệp săn đón và bao tiêu sản phẩm góp phần không nhỏ nâng cao thu nhập cho người lao động và bảo đảm đầu ra các sản phẩm do họ làm ra như vậy góp một phần không nhỏ giúp ổn định đời sống người lao động.
Nhược điểm : Mặc dù được đào tạo ngành nghề tuy nhiên do dần không phù hợp với nhu cầu trong tương lai do đó lao động học nghề trong lĩnh vực nông nghiệp phải tự tạo việc làm cho bản thân và tự tìm đầu ra cho sản phẩm dẫn đến có một số khó khăn trong quá trình sản xuất trình độ được nâng cao đáng kể. Bên cạnh đó số lượng ngành nghề được đào tạo chưa thực sự đa dạng. Đồng thời việc khảo sát như cầu các ngành nghề được đào tạo của người lao động chưa được làm nền tảng cho việc thực hiện mở các lớp đào tạo nghề . Điều này thể hiện cụ thể trong năm 2016 giữa nhu cầu được đào tao và thực tế đào tạo nghề cho lao động nông thông trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, việc khảo sát nhu cầu đào tạo nghề và thực tế triển khai không trùng khớp, đồng thời chỉ đào tạo một ngành nghề duy nhất và mang tính chất lặp lại, quen thuộc với người lao động đã gây sự thiếu thu hút cho lao động nông thôn khu vực này.
Nguyên nhân : Ở lĩnh vực nông nghiệp, người lao động chủ yếu sử dụng kiến thức đã được đào tạo để áp dụng vào đời sống tự làm việc cho chính mình nhằm nâng cao năng suất lao động, sau qua trình đào tạo họ không phải đi tìm kiếm việc làm mà quay về làm việc của họ như chăn nuôi trồn trọt, tuy nhiên một số lao động do chưa có
đất canh tác hoặc tham gia khóa đào tạo ở mức độ cao hơn nên chưa có việc làm.
Ở lĩnh vực phi nông nghiệp đây là lĩnh vực giúp người lao động tăng thêm thu nhập lúc nhàn rỗi nên số lao động ở khu vực này là khá đông. Do đạt chuẩn nhưng tiêu chí đầu ra về kiến thức, kỹ năng và khả năng làm việc cũng với sự đa dạng về ngành nghề đào tạo. Bên cạnh đào tạo về trình độ chuyên môn còn chú ý đến công tác đào tạo về kỷ luật, nguyên tắc công nghiệp cho người lao động do đó lao động ở khu vực này đã thu hút các doanh nghiệp/đơn vị sử dụng làm những công việc bán thời gian. Hay bao tiêu sản phẩm nhờ đạt chất lượng chuẩn hóa cao.
Trong giai đoạn 2016 nhu cầu lao động được đào tạo các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghệ, xây dựng và tin học chiếm số đông là do người lao động đã bắt kịp xu thế phát triển, những ngành nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp mang tính chất thuần nông thực tế họ có thể học tập từ kinh nghiệm truyền đạt cho nhau. Tuy nhiên các ngành mang tính chất tư duy như điện tử và xây dựng là những ngành nghề có thu nhập cao và phù hợp với xu thế phát triển trong tương lai giúp học có thêm nguồn thu nhập trong thời gian nhàn rỗi ngoài mùa vụ. Tương tự như vậy đối với ngành tiểu thủ công nghiệp chủ yếu đào tạo những ngành nghề mới thời gian đào tạo ngắn nên chỉ có thể sản xuất ra các mặt hàng đơn giản, tính kinh tế không cao thu nhập không đáng kể nên người lao động chưa thực sự mặn mà. Đồng thời với nhu cầu đào tạo và thực tế tổ chức chương trình đào tạo trong năm 2016 không khớp nhau là do nguồn kinh phí phục vụ cho chương trình đào tạo còn hạn hẹp, giảng viên có trình độ chuyên môn về các ngành nghề người lao động mong muốn chưa cao. Đồng thời những ngành nghề người lao động mong muốn được đào tạo là những ngành nhề tương đối mới ở khu vực nông thôn, do vậy chính quyền còn đang băn khoăn nên hay không đào tạo.
Điểm nổi bật trong tạo tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định trong 2 năm đó là đã mở rộng đối tượng đào tạo nghề cho cả lao động nghề, bộ đội xuất ngũ và đối tượng cai nghiện ma túy. số lượng lao động được đào tạo được quy định sẵn số lượng suất lao động được đào tạo qua mỗi năm và kinh phí đào tạo sẽ được thay đổi phù hợp với tình hình hoạt động kinh tế theo từng thời điểm
Ưu điểm : Chính quyền đã có cái nhìn bao quát hơn về vấn đề đào tạo lao động nông thôn tỉnh Nam Định. Nhìn nhận được vấn đề những đối tượng này là những đối tượng khó có khả năng theo học các lớp đào tạo khi cần đóng một khoản chi phí và là những đối tượng thất nghiệp, khó có việc làm sau thời gian nhập ngũ hay đào tạo.
Nhược điểm : Số học viên được đào tạo trong mỗi chương trình hằng năm bởi một con số tuyệt đối chưa thực sự mang tính khách quan, cần dựa vào số lượng thực tế lao động thuộc những đối tượng và tiến hành đào tạo một cách đồng bộ hoặc theo đợt trong một năm nhằm đảm bảo mọi cá nhân đều được đào tạo.
Nguyên nhân : Đây là lực lượng lao động bị hạn chế tiếp xúc với các hoạt động kinh tế do đó khi học bước chân ra tiếp tục các hoạt động kinh tế hòa nhập với xã hội thì lúc này các nhu cầu về việc làm của xã hội có sự thay đổi, các doanh nghiệp cũng cần lao động có một nền tảng kiến thức chuyên môn nhất định. Do vậy việc đào tạo nghề cho lực lượng lao động này giúp học viên hoàn nhập với cuộ sống, có công ăn việc làm ổn định, nuôi sống bản thân và gai đình. Đồng thời giảm bớt các tệ nạn xã hội là một điều tất yếu phải làm.
Các ngành nghề đã áp dụng trong công tác đào tạo nghề lao động nông thôn tỉnh Nam Định
Chính quyền tỉnh Nam Định đã tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn với đa dạng ngành nghề cả trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Sự chênh lệch đó là hợp lý trong công tác đào tạo nghề của tỉnh nhằm tạo thêm nhiều điều kiện, tiền đề phát triển nguồn nhân lực khu vực. Tổng số có 59 nghề tuy nhiên có 34 nghề chính cụ thể là do trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 9 ngành và lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm 25 ngành nghề. Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên bình quân mỗi năm đất nông nghiệp sẽ bị giảm 100 ngàn ha và số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp không có việc làm sẽ là 500 ngàn người (Theo số liệu Tổng cục Quản lý đất, Bộ Tài nguyên Môi trường, 2015). Với nhiều ngành nghề cho người lao động có thể lựa chọn, các ngành nghề thường gắn liền với cuộc sống của lao động nông thôn gắn với thực tế nên dễ dàng hơn trong công tác giảng dạy cho người lao động. Bên cạnh đó với xu thế hội nhập, đưa đất nước phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì phi nông nghiệp là sự lựa chọn đúng đắn của người lao động vừa có thể nâng cao thu nhập lại góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế đất nước. Đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp vì đây là nhóm ngành nghề có thể mang lại thu nhập cho người lao động.
Kết quả tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định
Để thực hiện chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn chính quyền tỉnh Nam Định đã đào tạo nghề cho lao động nông thôn như bảng tuy nhiên giai đoạn 2016 Nam Định đã thay đổi cơ cấu đào tạo khác với năm 2014 – 2015. Mỗi năm đào tạo nghề ở ba cấp độ 24.000 lao động hơn năm 2014 - 2015 là 4.400 lao động tức hơn 1.22 lần. Trình độ sơ cấp nghề và đạo tạo nghề dưới 3 tháng mỗi năm từ 2014-2016 là 13.000 lao động hơn năm 2014 - 2015 là 7.500 lao động tức hơn 2,36 lần. Trong đó nông nghiệp hơn 1.800 lao động tức hơn 1,82 lần, phi nông nghiệp hơn 5.700 lao động tức hơn 1,78 lần
Bên cạnh đó, đào tạo nghề ở 3 cấp trình độ cũng có số lượng lao động lớn hơn
so với sơ cấp nghề năm 2014 - 2015 lớn hơn 14.100 lao động tức hơn 3,56 lần, giai đoạn 2014-2016 hơn 11.000 lao động mỗi năm tức hơn 1,85 lần.
Ưu điểm : Nhờ có vốn hỗ trợ từ nhà nước do đó số lao động học nghề khá cao ở các cấp trình độ. Số lao động học ở cấp độ cao tương đối nhiều giúp nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động. Sự hỗ trợ vốn từ chính quyền góp phần khuyến khích người lao động mong muốn được đào tạo nhiều hơn nhờ đó chất lượng không ngừng nâng cao.
Nhược điểm : Chính quyền chỉ hỗ trợ đào tạo cho lao động học sơ cấp nghề và đào tạo nghề dưới 3 tháng tuy nhiên số lượng học viên ở 2 cấp trình độ này tương đối ít do không thu hút lực lượng lao động mặc dù được hỗ trợ nhưng chưa có những chính sách tuyên truyền phù hợp về lợi ích ở các cấp độ học. Do đó người lao động tận dung cơ hội được đào tạo để học cao dẫn đến một số bất cập trong công tác sản xuất.
Nguyên nhân : Đề án sau khi được thực hiện một năm đã đạt được những thành tựu nhất định trong công tác đào tào nghề chính vì vậy 4 năm sau đó của đề án chính quyền đã đưa ra những chính sách mang tính chất nhất định hơn bằng cách tăng số lượng lao động được tạo tạo ở tất cả các cấp độ. Chính quyền trung ương và địa phương đã có những khoản đầu tư hỗ trợ người lao động trong quá trình học tập đã tạo động lực cho họ. Tuy nhiên chính quyền chỉ hỗ trợ cho lao động sơ cấp và đào tạo nghề dưới ba tháng để tạo cơ hội và động lực cho người lao động, hơn thế nữa người lao động cũng hiểu được giá trị của việc đào tạo nghề nên càng có số lượng lao động có nhu cầu học nghề tăng lên về mặt số lượng.
»»»Xem thêm: Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định
-
5
-
4
-
3
-
2
-
1