Các câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng hay nhất

1 Đánh giá

Trong bài viết dưới đây các chuyên gia nhân sự của Lê Ánh HR sẽ tổng hợp và chia sẻ với các bạn những câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng hay nhất. 

I. Những câu hỏi liên quan đến thông tin cá nhân

1. Giới thiệu về bản thân

Đây cũng là phần chào hỏi mở đầu cuộc phỏng vấn, mặc dù những thông tin này đều được trình bày chi tiết trên hồ sơ xin việc hoặc CV mà ứng viên đã nộp. Thông qua cách trình bày và dữ liệu ứng viên phản hồi, nhà tuyển dụng đánh giá được những thông tin trong CV có xác thực hay không.

Từ đó xem xét thái độ và những đặc điểm nổi bật ở ứng viên có đáp ứng được vị trí công việc và phù hợp với văn hóa tổ chức hay không

2. Thăm dò mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên

Mục tiêu nghề nghiệp sẽ cho thấy tầm nhìn và chiến lược phấn đấu của bản thân ứng viên ở hiện tại và tương lai gần, từ đó nhà tuyển dụng có thể đánh giá được năng lực về lưu đồ phát triển của ứng viên, xem xét mức độ ứng viên có gắn bó với tổ chức lâu dài hay không.

Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng có thể đánh giá mục tiêu của ứng viên có phục vụ và phù hợp với mục tiêu chung của tổ chức hay không.

3. Thành tích đạt được trong quá khứ

Mục đích của công việc này là đánh giá năng lực giải quyết công việc của ứng viên như thế nào ở những vị trí công việc mà ứng viên từng trải qua.

Từ những thành tích đó nhà tuyển dụng cũng có thể xem xét ứng viên có đang là ứng viên tốt nhất và phù hợp mà công ty đang muốn tìm kiếm hay không.

4. Ứng viên có kinh nghiệm gì về công việc đang tuyển dụng

Xem xét những kinh nghiệm mà ứng viên trình bày, những kinh nghiệm liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vị trí công việc đang tuyển dụng. 

Đáp án của câu trả lời giúp nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên có phù hợp với vị trí mà công ty đang tuyển dụng về cả năng lực và chuyên môn

5. Cách vượt qua áp lực trong công việc

Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ, việc gặp áp lực là chuyện không thể tránh khỏi, nhà tuyển dụng luôn mong muốn sẽ tìm được ứng viên luôn nhiệt huyết và tràn đầy năng lượng khi làm việc.

Thông qua những áp lực công việc mà ứng viên đối mặt và vượt qua, nhà tuyển dụng có thể nhận xét khả năng giải quyết những áp lực đến từ công việc, gia đình xã hội một cách hợp lý.

Xem thêm: Mách bạn bí quyết thu phục nhà tuyển dụng trong phỏng vấn

II. Các câu hỏi phỏng vấn liên quan đến công việc cũ

1. Những điều bạn hài lòng và không hài lòng về công việc cũ

Đây là cơ hội để ứng viên trải lòng về công việc cũ, qua đây bạn sẽ đánh giá được nhiều vấn đề như: khả năng làm việc, tính cách, mức độ ứng viên gắn bó với công việc và tổ chức.

Ngoài ra thông qua những điều hài lòng cũng như những than phiền mà ứng viên trải qua ở công việc và đơn vị cũ, nhà tuyển dụng xem xét có thể khắc phục được những điều đó không, từ đó sẽ đánh giá được tính phù hợp của ứng viên với vị trí tuyển dụng và văn hóa doanh nghiệp.

2. Lý do nghỉ việc ở công ty cũ?

Có vô số lý do để ứng viên nghỉ việc ở công ty cũ như: công việc quá áp lực môi trường không tốt ít cơ hội phát triển, nội quy công ty quá khắt khe, gò bó, đồng nghiệp không có thiện cảm hay xảy ra va chạm, chính sách phúc lợi công ty không tốt,...

Lý do nghỉ việc của ứng viên sẽ cho thấy thái độ rời đi của ứng viên là gì, có tích cực hay không hay ứng viên là người đứng núi này trông núi nọ.

Câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụngCâu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng

III. Các câu hỏi bẫy ứng viên bạn cần tham khảo

1. Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?

 Câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng biết được đây có phải là công việc yêu thích của ứng viên hay không từ đó có thể xem xét mức độ gắn bó của họ với công việc.

Bên cạnh đó có thể đánh giá xem ứng viên có thực sự hiểu về vị trí công việc mà họ đang ứng tuyển hay không, xác nhận lại mức độ yêu thích công việc của ứng viên.

Nhà tuyển dụng muốn biết công ty họ có phải là lựa chọn hàng đầu của bạn không, và khi nhận bạn thì bạn có sẵn sàng nhảy việc đến công ty mới hay không.

2. Hãy kể về một số thất bại của bạn

Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ nhận được một số thông tin của ứng viên về việc họ có rút ra bài học sau thất bại hay không; họ có đủ nhận thức về thất bại và điểm yếu của bản thân mình hay không; họ có phải là người dám chấp nhận rủi ro và quan điểm của họ về thành công ra sao.

3. Tại sao chúng tôi nên tuyển bạn

Đây là câu hỏi để nhà tuyển dụng cho ứng viên cơ hội thể hiện hết những năng lực và điểm vượt trội của bản thân mà những câu hỏi đặt ra trước đó của nhà tyển dụng chưa cho ứng viên cơ hội để thể hiện, thuyết phục nhà tuyển dụng lựa chọn họ. 

Qua đó cũng đánh giá được một vài kỹ năng mềm của ứng viên như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục.

4. Xử lý của ứng viên khi công việc phải thay đổi vào phút cuối

Đây là một câu hỏi mẹo nhằm đánh giá xem ứng viên có linh hoạt và có khả năng ứng phó nhanh chóng hay không. 

Ứng viên có phải là người chấp nhận thay đổi và có cách ứng phó trong mọi hoàn cảnh hay là người thụ động và cứng nhắc theo khuôn mẫu.

5. Bạn thấy mình ở đâu trong 5 năm tới ?

Mục đích khi đặt ra câu hỏi này là để biết vị trí mà ứng viên đang ứng tuyển có nằm trong mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong tương lai hay không.

Điều quan trọng hơn hết liệu bạn có ý định làm việc lâu dài đối với công ty hay không? Chẳng một nhà tuyển dụng nào lại tuyển một ứng viên không có ý định gắn bó lâu dài với công ty dù bạn có giỏi đến đâu.

IV. Những câu hỏi đánh giá khả năng phản ứng của ứng viên

1. Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu

Căn cứ trên những thông tin cá nhân mà ứng viên cung cấp phía trên nhà tuyển dụng đã phần nào có được quyết định lựa chọn ứng viên hay không. Vì vậy câu hỏi này cũng cho thấy nhu cầu mong muốn mức lương mà ứng viên mong muốn là bao nhiêu.

Bên cạnh đó, qua con số mà ứng viên đưa ra nhà tuyển dụng có thể nhận xét được ứng viên tự đánh giá giá trị bản thân họ ở mức nào và họ có xem trọn bản thân quá hay không.

2. Một số câu hỏi tình huống liên quan đến nghiệp vụ

Câu hỏi này thông thường sẽ dành cho các bạn đã từng có thời gian làm qua nghiệp vụ. Nhà tuyển dụng có thể xem xét cách họ đề xuất giải quyết tình huống để đánh giá khả năng làm việc của ứng viên.

Cách ứng viên đưa ra phương hướng giải quyết sẽ chứng minh được năng lực và xác thực được thông tin ứng viên cung cấp trước đó có chính xác hay không

3. Bạn có câu hỏi nào dành cho chúng tôi không?

Khi ứng viên đặt câu hỏi tức là ứng viên có quan tâm đến công việc họ đang ứng tuyển và mong muốn có được sự lựa chọn phù hợp cũng như chuẩn bị chu đáo trước khi vào công việc.

»» Xem thêm: Quy trình tuyển dụng thực tế tại doanh nghiệp

Trên đây là tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng hay nhất. Mong rằng những chia sẻ của Lê Ánh HR trong bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc!

Lê Ánh HR - Nơi đào tạo hành chính nhân sự uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học hành chính nhân sự online/offline, khóa học C&Bkhóa học C&B chuyên sâu, khóa học bảo hiểm xã hộikhóa học thuế TNCN chuyên sâu ... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.

Để biết thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.8855 để được tư vấn trực tiếp về các khoá học này.

Ngoài các khóa học hành chính nhân sự chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học xuất nhập khẩu online/offline chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: LÊ ÁNH HR - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ SỐ 1 VIỆT NAM

5.0
(1 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    100%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
24/08/2023

Popup Image
Bình luận

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904848855; 0971698687

học phí lê ánh hr

Đăng ký