Cách Tính Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH) Mới Nhất

0 Đánh giá

Bảo hiểm xã hội ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chính sách an sinh xã hội của nhà nước. Người lao động bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội tuy nhiên người dân có thể tham gia BHXH một cách tự nguyện và được hưởng các lợi ích đặc biệt từ bảo hiểm xã hội.

Hãy cùng Lê Ánh HR tìm hiểu cụ thể về bảo hiểm xã hội, cách tính bảo hiểm xã hội (BHXH) cũng như các quy định mới nhất về nó qua bài viết dưới đây đây nhé!

1. Bảo hiểm xã hội là gì? Mã số bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị giảm hoặc mất đi do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết độ tuổi lao động hoặc chết với việc đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Mã số bảo hiểm xã hội là gì?

Căn cứ Khoản 2.13 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017, Mã số BHXH là mã số định danh cá nhân duy nhất của Người tham gia do cơ quan BHXH ấn định để đăng ký trên sổ BHXH, thẻ BHYT.

Do đó, mỗi người tham gia được cấp một số bảo hiểm xã hội duy nhất, một dãy số không trùng lặp với bất kỳ người tham gia nào khác.

2. Quy định, Luật bảo hiểm xã hội mới nhất

Việc tham gia Bảo hiểm xã hội cho phép người lao động được hưởng các quyền lợi sau:

- Tham gia Bảo hiểm Xã hội và hưởng các quyền lợi theo luật BHXH 2014.

- Cấp, quản lý sổ BHXH và trả sổ khi thôi việc.

- Được nhận lương hưu và trợ cấp đầy đủ, kịp thời dưới các hình thức: Trực tiếp từ cơ quan Bảo hiểm xã hội hoặc Cơ quan dịch vụ được ủy quyền. Nó được nhận thông qua một tài khoản gửi của nhân viên được mở tại một ngân hàng. Nhận được thông qua một công ty, tổ chức doanh nghiệp hoặc người sử dụng lao động

- Hưởng BHYT trong các trường hợp: Hưu trí, thai sản, nhận nuôi con nuôi, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ốm đau.

- Chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và nếu đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội sẽ được thanh toán chi phí giám định y khoa.

- Ủy quyền hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội của người khác.

- Cung cấp thông tin về chi trả BHXH thường xuyên. Yêu cầu thông tin từ chủ lao động của bạn về các khoản thanh toán và quyền lợi bảo hiểm xã hội của bạn.

- Người tham gia có quyền khiếu nại, khiếu kiện, khởi kiện BHXH theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ đăng ký BHXH lần đầu

Hồ sơ đăng ký BHXH lần đầu bao gồm:

- Tờ khai của người sử dụng lao động về việc đóng BHXH kèm theo danh sách người lao động thuộc diện được đóng BHXH.

- Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.

Tham khảo: Khóa Học Đào Tạo Thực Hành C&B

3. Tiền lương tính đóng BHXH là gì?

Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội là mức lương dùng để tính mức đóng bảo hiểm xã hội trong đó mức đóng tối thiểu là mức lương tối thiểu vùng, mức lương tối đa đóng bảo hiểm xã hội là không quá 20 lần mức lương cơ sở.

Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.

4. Mức lương tính đóng bảo hiểm xã hội

Mức lương tính đóng BHXH được xác định mức lương đóng tối thiểu và mức lương tối đa quy định cụ thể như sau:

- Với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.

- Với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề: Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

- Với người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

- Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Cao hơn ít nhất 7% so mức lương làm việc ở điều kiện bình thường hoặc có độ phức tạp tương đương khi làm việc ở điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Mức lương tối thiểu vùng năm 2023 không tăng do đó mức lương đóng bảo hiểm xã hội 2021 được thực hiện theo nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 của Quyết định 595/QĐ-BHXH thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở.

Theo quy định tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng.

Như vậy mức lương tháng cao nhất để đóng bảo hiểm xã hội năm 2021 sẽ là 20 x 1,49 = 29,8 triệu đồng/tháng.

Khóa học hành chính nhân sự Lê Ánh HRKhóa học hành chính nhân sự Lê Ánh HR

5. Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội mới nhất

Tỷ lệ đóng BHXH qua các năm

 

Năm

Người sử dụng lao động (%)

Người lao động (%)

 

Tổng cộng (%)

BHXH

BHYT

BHTN

BHTNLĐ, BNN

BHXH

BHYT

BHTN

Từ 01/01/2007-31/12/2008

15

2

0

0

5

1

0

23

Từ 01/01/2009-31/12/2009

15

2

1

0

5

1

1

25

Từ 01/01/2010-31/12/2011

16

3

1

0

6

1,5

1

28,5

Từ 01/01/2012-31/12/2013

17

3

1

0

7

1,5

1

30,5

Từ 01/2014 đến 05/2017

18

3

1

0

8

1,5

1

32,5

Từ 06/2017 đến nay

17

3

1

0.5

8

1.5

1

32

Tỷ lệ khấu trừ Bảo hiểm xã hội trên tiền lương 2023

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên tiền lương tháng của người lao động. Điều này bao gồm các khoản đóng góp cho quỹ hưu trí, tử tử tuất; quỹ đau ốm, thai sản; quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 

Mức đóng BHXH bắt buộc trong bảo hiểm y tế (BHYT), quỹ hưu trí (HT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), thai sản (ÔĐ-TS), quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN), với người lao động (NLĐ) cụ thể như sau:

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

HT

ÔĐ - TS

TNLĐ-BNN

14%

3%

0.5%

1%

3%

8%

-

-

1%

1.5%

21.5%

10.5%

Tổng cộng 32%

Theo đó, trên cơ sở lương của người lao động, người lao động sẽ đóng 10,5% còn  doanh nghiệp sẽ đóng 21.5% . Không được tính gộp để người lao động đóng hết 32%.

6. Cách tính bảo hiểm xã hội theo quy định mới nhất

Cách tính mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Mức tiền đóng BHXH bắt buộc hàng tháng của người lao động được xác định bằng tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc nhân với tỷ lệ % đóng BHXH bắt buộc cụ thể như sau:

Mức tiền đóng BHXH hàng tháng

=

Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc

x

Tỷ lệ % đóng BHXH bắt buộc

Cách tính BHXH tự nguyện

Theo khoản 2, điều 8 của Bảo hiểm Xã hội 2014, tỷ lệ đóng góp tự nguyện cho bảo hiểm xã hội là 22% mức thu nhập do  mình đã chọn.

Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng thuế không vượt quá 20 lần mức lương cơ sở (tương đương 29,8 triệu đồng/tháng), ít nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo nông thôn (1.500.000 đồng/người/tháng)

Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần

Cách tính BHXH một lần theo số năm đã đóng BHXH được tính hàng năm như sau:

- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của năm cơ sở trước năm 2014.

- 02 tháng Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của các năm đối chiếu từ năm 2014 trở đi. 

Cụ thể, theo Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, số tiền BHXH tạm thời được tính theo công thức sau:

Mức hưởng

=

(1,5 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014)

+

(2 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014)

Trong đó:

- Thời gian đóng BHXH tại tháng số lẻ được tính 1/2 năm với tháng 01 đến tháng 6 và 01 năm với tháng 7 đến tháng 11. 

- Trường hợp trong kỳ đóng BHXH trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 có tháng lẻ thì các tháng lẻ đó được chuyển sang kỳ đóng BHXH bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.

- Mbqtl là mức lương bình quân tháng đóng BHXH.

Mbqtl

=

(Số tháng đóng BHXH x Tiền lương tháng đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm)

:

Tổng số tháng đóng BHXH

Mức điều chỉnh tiền lương tháng đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến ngày 31 tháng 12 năm 2022 là 1

Lưu ý:

Mức trợ cấp BHXH một lần đối với người lao động có thời gian đóng BHXH chưa đủ 1 năm là 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH. Mức tối đa là hai tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Cách tính BHXH hàng tháng

Cách tính BHXH hàng tháng của người lao động được xác định bằng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nhân với tỷ lệ % đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Theo quy định tại Điều 89 của Luật Bảo hiểm xã hội, điều 6, khoản 1 điều 15 và khoản 1 điều 18 của quyết định 595/QĐ-BHXH thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đồng thời là mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng các khoản bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Mức tiền đóng BHXH bắt buộc hàng tháng

=

Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc

x

Tỷ lệ % đóng BHXH bắt buộc

Trong đó mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động: tiền lương; phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lư động; phụ cấp thu hút; các phụ cấp có tính chất tương tự; các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

Đối với mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung như đã nêu ở trên sẽ là căn cứ để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định.

Các khoản thu nhập không tính để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm có: Tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; tiền hỗ trợ xăng xe; khoản hỗ trợ điện thoại; khoản hỗ trợ đi lại; khoản hỗ trợ tiền nhà ở; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết; khoản trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bệnh nghề nghiệp;….và những khoản hỗ trợ, khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật.

Tỷ lệ % đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động sẽ được xác định chi tiết trong nội dung ở phần tiếp theo.iểm xã hội giữa người lao động và sử dụng Tỷ lệ % đóng bảo hiểm nói chung và bảo hiểm xã hội nói riêng giữa người lao động và người sử dụng lao động được xác định như sau:

Đối với lao động Việt Nam

+ Người sử dụng lao động đóng 21,5%  trong đó: 14% hưu trí, tử tuất; 3% ốm đau, thai sản; 1% bảo hiểm thất nghiệp; 3% bảo hiểm y tế, 0,5% tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

+ Người lao động Việt Nam đóng 10,5% trong đó: 8% hưu trí, tử tuất; 1% bảo hiểm thất nghiệp; 1,5% bảo hiểm y tế.

+ Tổng cộng là 32%.

Đối với người lao động nước ngoài

+ Người sử dụng lao động đóng 6,5% trong đó: 3% ốm đau thai sản, 0,5% tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, 3% bảo hiểm y tế;

+ Người lao động nước ngoài đóng 1,5% bảo hiểm y tế;

+ Tổng cộng là 8%.

Lưu ý: Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính dựa trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động, bao gồm: Mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Ngoài bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì hàng tháng doanh nghiệp còn phải đóng kinh phí công đoàn là 2% (Tổng quỹ tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội và nộp cho liên đoàn lao động quận/huyện) đối với những doanh nghiệp sử dụng ít nhất từ 10 lao động trở lên.

Ví dụ: Đối với trường hợp người lao động làm việc tại công ty và đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc với mức lương 5 triệu thì:

Người sử dụng lao động sẽ đóng bảo hiểm xã hội là 17% trong đó 14% là quỹ hưu trí, tử tuất và 3% là quỹ ốm đau, thai sản.

Theo đó người sử dụng lao động sẽ đóng bảo hiểm xã hội là 17% x 5.000.000 = 850.000 đồng.

Người lao động sẽ đóng bảo hiểm xã hội là 8% quỹ hưu trí tử tuất.

Theo đó mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động là 8% x 5.000.000 = 400.000 đồng.

Vậy tổng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động và người sử dụng lao động là 850.000 + 400.000 = 1.250.000 đồng.

Như đã phân tích ở trên thì mới mức lương là 5.000.000 đồng thì người sử dụng lao động sẽ đóng bảo hiểm xã hội với số tiền là 850.000 đồng còn người lao động sẽ đóng bảo hiểm xã hội với số tiền là 400.000 đồng.

Tổng số tiền mà người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội là 1.250.000 đồng.

7. Cách tra cứu bảo hiểm xã hội

Cách tra cứu mã số bảo hiểm xã hội

Cách 1: Tra cứu trên cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam

Bước 1: Truy cập https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu và chọn "Tra cứu quá trình tham gia BHXH". Sau khi lựa chọn sẽ xuất hiện màn hình giao diện như bên dưới.

Bước 2: Quy trình nhập thông tin tra cứu:

- Nhập thông tin về cơ quan tỉnh thành và BHXH đã đăng ký tham gia bảo hiểm. - Nhập kỳ tra cứu: Từ tháng … đến tháng - Nhập số CMND - Nhập họ tên người hưởng BHXH và tích chọn có dấu hoặc không dấu. - Nhận số BHXH của người tham gia sau khi tìm kiếm và gõ.

- Nhập số điện thoại đã đăng ký để nhận OTP

- Tích vào ô "Tôi không phải người máy" và chờ xác nhận.

- Bấm vào ô Lấy OTP.

- Kiểm tra tin nhắn điện thoại trả về mã OTP, nhập chính xác và bấm Tra cứu.

Lưu ý ở bước này mã OTP gửi về chỉ có hiệu lực trong vòng 4 phút nên nếu sau thời gian này bạn cần thao tác lại để lấy mã khác do đó bạn cần cần thao tác nhanh nhé.

- Sau khi nhấn “Tìm kiếm”, nếu thông tin chính xác hệ thống sẽ đưa ra bảng kết quả với đầy đủ thông tin về thời gian tham gia, địa điểm, đơn vị công tác của người cần tìm.

Cách 2: Kiểm tra bằng tin nhắn điện thoại

- Sử dụng cú pháp sau để tra cứu theo năm thời gian tham gia BHXH

BH QT {số bảo hiểm xã hội} {từ năm} {đến năm} gửi 8079

Ví dụ: Soạn tin nhắn theo cú pháp BH QT 0201070283 2000 2020 gửi 8079.

Cách tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội

Cách 1: Tra cứu trên cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam

Bước 1: Để biết quy trình tham gia BHXH, bạn có thể truy cập trang web https://baohiemxahoi.gov.vn ⇒ tra cứu trên mạng ⇒ tra cứu quy trình tham gia BHXH.

Cách 2: Soạn tin nhắn theo cú pháp TC BHXH [số BHXH] gửi 8079 để tra cứu thời điểm đến hạn đóng BHXH (ví dụ: TC BHXH 0110129425 gửi 8079) hoặc gọi hotline 19009068.

8. Thủ tục rút sổ bảo hiểm xã hội

Bước 1: Kê khai và Nộp hồ sơ

- Người lao động phải khai báo đầy đủ, chính xác thông tin theo Mẫu số 14A-HSB cung cấp trên Cổng Dịch vụ công, ký điện tử Mẫu số 14A-HSB, đăng tải văn bản điện tử hoặc dẫn nguồn tài liệu từ Kho quản lý dữ liệu điện tử cá nhân và Đến cổng dịch vụ công nộp hồ sơ.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

- Truy cập phần mềm Tiếp nhận và quản lý hồ sơ, Cán bộ bộ phận một cửa tiếp nhận, quản lý hồ sơ chuyển tiếp từ Cổng dịch vụ công và kiểm tra nội dung, thành phần hồ sơ, độ chính xác của hồ sơ theo quy định tại Mẫu số 14A-HSB.

Bước 3: Giải quyết và lập Danh sách thanh toán

Bước 4: Thanh toán

Cán bộ Phòng/Bộ phận Kế hoạch Tài chính nhận danh sách C97-HD từ Phòng/Bộ phận Chế độ BHXH và thực hiện chi trả theo quy định tại Mục 6 Điều 1 Nghị quyết 3503/QĐ-BHXH.

Bước 5: Trả kết quả giải quyết

Bộ phận Một cửa thực hiện như sau:

- Tiếp nhận: Chứng từ đã được Bộ phận/ Phòng chế độ BHXH để trả cho người nộp

9. Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội

Bước 1: Lập hồ sơ chốt sổ BHXH

Những giấy tờ cần thiết để chốt sổ bảo hiểm? Để tiến hành chốt sổ, đơn vị cần chuẩn bị các tài liệu sau:

- 01 phiếu xuất kho theo mẫu 103, kê khai giấy tờ kèm theo.

- 01 Mẫu D02-TS liệt kê danh sách lao động phải chốt sổ bảo hiểm.

- Sổ BHXH của nhân viên.

- Bản sao văn bản xác nhận quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định thôi việc hoặc thay đổi địa chỉ của đơn vị (nếu chuyển đơn vị cho BHXH tỉnh quản lý).

- Mẫu TK01-TS kê khai thông tin cần thay đổi (nếu nhân viên cần điều chỉnh thông tin).

- Thẻ bảo hiểm y tế của người lao động còn giá trị sử dụng.

Bước 2: Nộp hồ sơ chốt sổ lên cơ quan BHXH

Đại lý có thể nộp hồ sơ trực tiếp, gửi toàn bộ hồ sơ nêu trên qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ trực tuyến (nếu không có thẻ BHYT còn hạn kèm theo).

Xem thêm: 

Trên đây là tất cả các thông tin về bảo hiểm xã hội cũng như cách tính bảo hiểm xã hộiLê Ánh HR muốn chia sẻ đến cho các bạn. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích cho công việc của bạn.

Lê Ánh HR - Nơi đào tạo hành chính nhân sự uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học hành chính nhân sự online/offline, khóa học C&Bkhóa học tin học văn phòng ... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.

Để biết thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.8855 để được tư vấn trực tiếp về các khoá học này.

Ngoài các khóa học hành chính nhân sự chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học xuất nhập khẩu online/offline chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: LÊ ÁNH HR - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ SỐ 1 VIỆT NAM

0.0
(0 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    0%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
Popup Image
Bình luận

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904848855; 0971698687

học phí lê ánh hr

Đăng ký