Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

1 Đánh giá

Ở các bài viết trước Lê Ánh HR đã cung cấp cho các bạn các Nội dung cần khai thác khi điều tra lao động và các Cách báo cáo kết quả điều tra lao động khi thu thập đủ số liệu. Trong bài viết này Lê Ánh HR sẽ mang đến các giải pháp cấp bách cần thực hiện thông qua các vấn đề đang tồn đọng về tình hình giải quyết việc làm tại tỉnh Nam Định. Các giải pháp sẽ góp phần phát huy các ưu điểm tỉnh đã đạt được và tháo gỡ những bất cập chưa được tháo gỡ.

Trong công tác nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần kết hợp xử lý trong và sau quá trình đào tạo nghề nhằm phát huy hết vai trò của một chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Thực hiện khi đào tạo nghề

* Đối với chương trình đào tạo nghề

Trước hết cần tuyên truyền giúp người lao động xóa bỏ thói quen, thủ tục làm ăn lạc hậu kém hiệu quả để thực hiện các công việc tiếp theo của kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định.

Chính quyền trước khi triển khai kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần phải tiến hành là khảo sát, điều tra số liệu thực tế số lao động có nhu cầu học nghề.

Xây dựng một phương án đào tạo nghề hợp lý, logic, phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh cũng như những đặc điểm địa hình ngành nghề của địa phương. Cần chú trọng xây dựng kế hoạch đào tạo nghề mang tính lâu dài và có những kế hoạch phụ để xử lý các trường hợp không mong muốn xảy ra trong quá trình đào tạo như số học viên đăng ký học không sát với số liệu điều tra nhu cầu học nghề của người lao động hay có sự chênh lệch khá lớn giữa các cấp bậc đăng ký học nghề.

Chương trình đào tạo nghề

Cần xây dựng hệ thống chương trình ngành nghề được đào tạo sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của thị trường. Đưa ra nhiều ngành nghề cho người lao động lựa chọn phù hợp với khả năng, năng lực của họ nhưng tránh dàn trải, thiếu tập trung và không đồng bộ. Tập trung đào tạo chuyên sâu những ngành có sẵn ở địa phương bên cạnh đó đưa những ngành có kỹ thuật mới vào nhằm nâng cao khả năng sáng tạo kết hợp đan xen công nghiệp vào nông nghiệp góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.

* Đối với giảng viên và cơ sở vật chất

Đối với đội ngũ giáo viên giảng dạy cần tiến hành kiểm tra năng lực, đạt đủ trình độ chuyên môn kỹ thuật để đứng lớp. Trước khi đưa đội ngũ giáo viên vào giảng dạy cần tiến hành đào tạo chuyên môn nghiệp vụ trước và lựa chọn những người thực sự có năng lực và kinh nghiệm đối với đội ngũ này tránh các trường hợp thiếu kỹ năng, trình độ. Bên cạnh đó cần có những chính sách ưu tiên đối với những giảng viên sẵn sàng Sphục vụ công tác giảng dạy nghề ở những vùng điều kiện kinh tế còn khó khăn hay những cán bộ giáo viên đạt thành tích tốt trong công tác giảng dạy.

Không chỉ nhà nước mà địa phương nên tích cực trong công tác hỗ trợ hơn nữa những hoàn cảnh còn khó khăn, hay đồng bào dân tộc thiểu số cần có những chính sách ưu đãi về tài chính cũng như việc làm sau đào tạo đối với những đối tượng này để họ đến lớp.

Đào tạo nghề cho người lao động một cách có hiệu quả, tức là không đào tạo dàn trải mà chia theo đợt để đào tạo đảm bảo ai muốn đều có thể học nghề những vẫn đảm bảo phù hợp nhu cầu thị trường lao động.

* Chính sách khuyến khích đào tạo

Có những chính sách khen thưởng đối với những giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhắc nhở kỷ luật đối với những trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ gây khó khăn trong công tác đào tạo nghề cho người lao động.

Cần lựa chọn địa điểm đào tạo nghề cho lao động ở vị trí tối ưu nhất cho người lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động đến lớp thường xuyên.

Xây dựng cơ sở vật chất tiên tiến, hiện đại, phù hợp nhất, nhất là cần trang bị đầy đủ các trang thiết bị để thực hành lý thuyết đã học được. Thường xuyên bảo trì, tu dưỡng thiết bị để thiết bị luôn trong tình trạng hoạt động tốt.

Sau đào tạo

Chính quyền tỉnh Nam Định phải kết hợp với các doanh nghiệp, các đơn vị để khi đào nghề cho người lao động hoàn thành đạt chất lượng về kỹ thuật, khả năng chuyên môn sẽ có cơ hội làm việc đối với những ngành như phi nông nghiệp để họ nâng cao thu nhập. Bên cạnh đó đối với những ngành nông nghiệp chính quyền nên cho vay vốn với những chính sách ưu đãi đối với những lao động đã qua đào tạo để học có cơ hội vay vốn mua sắm trang thiết bị, máy máy phục vụ cho quá trình sản xuất để áp dụng sau khi đào tạo nghề.

Đào tạo tại nông thôn

Hướng dẫn các cơ sở thu gom đầu ra sản phẩm cho người lao động để học có cơ sở tiêu thụ sản phẩm vững chắc trên thị trường.Khi không phải lo ngại về đầu ra sản phẩm người lao động sẽ an tâm học nghề hơn, không những thế họ còn ra sức học tập để nâng cao tay nghề. Tạo một nơi tiêu thụ vững chắc cho người lao động để họ làm nền móng, cơ sở đi tìm thêm nhiều doanh nghiệp/ đơn vị làm đầu ra cho mình để ngày một phát triển một cách bền vững lâu dài trong tương lai. Nhưng vấn đề đầu tiên người lao động luôn cần sự quan tâm, hỗ trợ ban đầu cho họ từ chính quyền địa phương.

 

 

5.0
(1 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    100%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
03/01/2023

Popup Image
Bình luận

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904848855; 0971698687

học phí lê ánh hr

Đăng ký