Hợp Đồng Thử Việc - Những Vấn Đề Người Lao Động Cần Quan Tâm

3 Đánh giá

Nội dung bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Th.S Lê Thị Ánh - người sáng lập Trung tâm đào tạo thực hành Lê Ánh đồng kiêm là giảng viên các khóa học hành chính nhân sự chuyên sâu tại Lê Ánh HR.

Hợp đồng thử việc được quy định như thế nào là vấn đề mà người lao động được nhận thử việc quan tâm. Tuy nhiên, nhiều lao động chưa nắm rõ quy định của hợp đồng thử việc nên dễ bị lợi dụng.

Trong bài viết này Lê Ánh HR sẽ gửi đến bạn những vấn đề người lao động cần quan tâm về hợp đồng thử việc mời bạn đọc cùng theo dõi

I. Hợp Đồng Thử Việc Là Gì?

Theo Khoản 1 Điều 24 Bộ Luật lao động 2019 quy định hợp đồng thử việc là hợp đồng mà Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

Hợp đồng thử việc là gì

- Hợp đồng thử việc tiếng Anh là gì? - Hợp đồng thử việc tiếng Anh là "Probationary contract"

- Có bắt buộc ký hợp đồng thử việc? - Không nhất thiết phải giao kết hợp đồng thử việc nhưng nên giao kết hợp đồng thử việc để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của hai bên.

Tham khảo »»» Khóa Học Hành Chính Nhân Sự Online - Tương Tác Trực Tiếp Với Chuyên Gia Nhân Sự Hàng Đầu

II. Quy Định Về Hợp Đồng Thử Việc Mới Nhất

- Người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận về vấn đề thời gian thử việc dưới hai hình thức:

  • Hợp đồng lao động
  • Giao kết hợp đồng thử việc

- Trong thời gian thử việc, hai bên có quyền chấm dứt hợp đồng lao động đã ký kết hoặc hợp đồng thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

- Về vấn đề thời gian thử việc:

  • Đối với công việc Quản lý công ty theo quy định của Luật công ty sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh của công ty thì thời gian thử việc không quá 180 ngày.
  • Thời gian thử việc không quá 60 ngày đối với các vị trí việc làm cần trình độ chuyên môn kỹ thuật từ trình độ cao đẳng trở lên.
  • Đối với các vị trí yêu cầu trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trung cấp, nhân lực có tay nghề cao hoặc công nhân lành nghề thì thời gian thử việc không quá 30 ngày.
  • Đối với các ngành nghề khác, thời gian thử việc tối đa là 6 ngày

- Mức lương theo thỏa thuận giữa các bên nhưng không được thấp hơn 85% mức lương của vị trí này.

- Người lao động đang trong thời gian thử việc không được đóng BHXH

- Nhân viên thử việc đáp ứng các yêu cầu nếu:

  • Người sử dụng lao động gia hạn hợp đồng với người lao động
  • Trong trường hợp hợp đồng thử việc thì tiếp tục giao kết hợp đồng

- Trường hợp người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã ký kết thì người lao động không đạt yêu cầu về thời gian thử việc.

- Về giờ làm việc:

  • Nhân viên được đảm bảo không làm quá 8 giờ một ngày, 48 giờ một tuần và thời gian làm thêm không vượt quá mức cho phép.
  • Người lao động được đảm bảo thời gian nghỉ ngơi giữa ca. Nếu làm việc vào ban ngày thì được nghỉ ít nhất 30 phút, còn nếu làm đêm thì được nghỉ ít nhất 45 phút (nếu làm ca liên tục từ 6 giờ trở lên thì thời gian nghỉ ngơi được tính là giờ làm việc)

- Về chế độ nghỉ của nhân viên trong thời gian thử việc:

  • Nghỉ hàng năm: Theo quy định của pháp luật, thời gian thử việc được tính là nghỉ phép hàng năm nếu bạn tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian nghỉ việc.
  • Các ngày Lễ, Tết cuối năm: Theo luật, nhân viên thử việc được hưởng nguyên lương kể cả ngày nghỉ Lễ, Tết.

III. Mức Phạt Vi Phạm Hợp Đồng Thử Việc

1. Người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây, sẽ bị phạt tiền từ 500.000 VNĐ tới 1.000.000 VNĐ

a) Thời gian thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động dưới 01 tháng;

b) Không thông báo cho nhân viên về kết quả của thời gian thử việc theo quy định

2. Người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây, sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 VNĐ tới 5.000.000 VNĐ:

a) Yêu cầu người lao động nhiều hơn 1 lần đối với một công việc;

b) Thời gian thử việc quá thời hạn quy định;

c) Trả cho người lao động dưới 85% mức lương của chức vụ trong thời gian thử việc.

d) Trường hợp hai bên đã giao kết hợp đồng thử việc, nếu thời gian thử việc đạt yêu cầu thì không giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

IV. Nội Dung Phải Có Trong Hợp Đồng Thử Việc

Theo quy định tại Điều 24 Khoản 2 Luật Lao động 2019, nội dung chính của hợp đồng thử việc như sau:

- Họ tên và địa chỉ của người sử dụng lao động và tên và chức danh của người giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động;

- Họ Tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi ở, số CCCD, CMND hoặc Hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động đối với người lao động.

- Công việc và địa chỉ làm việc;

- Thời gian thử việc;

- Mức lương theo chức vụ hoặc chức vụ, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các quyền lợi khác.

- Giờ làm việc, giờ giải lao;

- Trang thiết bị an toàn lao động cho người lao động.

V. Mẫu Hợp Đồng Thử Việc

1. Mẫu hợp đồng thử việc mới nhất

Mẫu hợp đồng thử việc mới nhất

Link download: Mẫu hợp đồng thử việc mới nhất

2. Mẫu hợp đồng thử việc tiếng Anh

Mẫu hợp đồng thử việc song ngữ

Link download: Mẫu hợp đồng thử việc tiếng Anh

VI. Những LƯU Ý Khi Giao Kết Hợp Đồng Thử Việc

Khi giao kết hợp đồng với người lao động dù là hợp đồng lao động thử việc, người lao động cũng cần lưu ý một số vấn đề:

1. Có thể ký kết hợp đồng lao động có nội dung thử việc

Về bản chất không bắt buộc người lao động phải thử việc. Tức là thử việc hay không thử việc đều do doanh nghiệp quyết định dưới sự thỏa thuận của hai bên. Tuy nhiên, nếu thực hiện thử việc phải thự hiện theo đúng quy định của pháp luật.

- Khi có thử việc cần thực hiện theo khoản 1 Điều 24 BLLĐ năm 2019, khi có thỏa thuận và việc làm thử, người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận về nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động.

⇒ Như vậy, thay vì ký hợp đồng thử việc, các bên cũng có thể ký hợp đồng lao động, trong đó có điều khoản về thử việc.

Như vậy, Luật không quy định nhưng nếu không có hợp đồng lao động có chứa nội dung về thử việc mà nếu thực hiện thử việc thì phải có Hợp đồng thử việc

Với việc giao kết hợp đồng lao động để thử việc, người lao động sẽ được đảm bảo đầy đủ quyền lợi hơn so với hợp đồng thử việc.

2. Lưu ý về thời gian thử việc

Trừ những người được đào tạo trong lĩnh vực hành chính nhân sự được học và biết về thời gian thử việc theo quy định của pháp luật.

Còn những lao động khác thưởng không nắm rõ về thời gian thử việc. Do vậy, để tránh trường hợp bị người sử dụng lao động yêu cầu thử việc trong thời gian kéo dài, người lao động cần ắnm rõ những quy định về thử việc như sau:

- Thời gian thử việc không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

- Thời gian thử việc không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

- Thời gian thử việc không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

- Thời gian thử việc không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Tham khảo thêm tại Điều 25 BLLD 2019

⇒ Như vậy thời gian thử việc của người lao động nếu vượt quá thời gian trên thì được coi là vi phạm pháp luật.

3. Mức lương thực nhận trong thời gian thử việc

Để tránh trường hợp có tranh chấp lao động xảy ra, người lao động cần lưu ý rõ về mức lương được trả trong thời gian thử việc.

Trên thực tế có nhiều tranh chấp tồn tại ngầm trong mối quan hệ lao động mà Công ty chỉ được biết khi quan hệ hai bên trở nên tồi tệ. Một trong các lý do đó xuất phát từ việc đàm phán, ghi nhận và chi trả tiền lương cho người lao động.

Rất nhiều người lao động nghĩ rằng mình bị Công ty “lừa” khi được nhận thư mời việc với mức lương thử việc chỉ băng 85% mức lương chính thức do từ đầu không được công ty nêu rõ, hoặc tranh chấp xảy ra khi người sử dụng chỉ trả cho người lao động <85% so với mức lương chính thức.

Theo Bộ luật lao động, tiền lương trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương chính thức. Điều luật này cho phép Công ty và người lao động thỏa thuận trả luôn 100% lương ngay trong thời gian thử việc.

Do vậy, mức lương tối thiếu người lao động nhận được trong thời gian thử việc phải bằng 85% mức lương chính thức, và điều khoản này phải có trong hợp đồng thử việc hoặc hợp đông lao động.

Tóm lại, Công ty phải ghi rõ trong hợp đồng thử việc lương được trả trong thời gian thử việc là bao nhiêu phần trăm của lương chính thức. Người lao động cũng cần nhận thức rõ vấn đề này để thương lượng với Công ty nếu muốn mức lương của mình cao hơn mức lương theo pháp luật quy định.

4. Những quy định sau thời gian làm việc

Người lao động cần lưu ý, sau khi kết thúc thời gian thử việc mà người sử dụng lao động im lặng nhưng không ký kết hợp đồng lao động thì được ngầm hiểu là người lao động đã kết thúc thời gian thử việc và chuyển sang lao động chính thức.

Trong quy định của pháp luật không nêu rõ về điều này tuy nhiên đây là một dạng của sự im lặng được xem chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng do thói quen đã được xác lập trước giữa người lao động và Công ty. Ở địa vị của Công ty, thực sự Công ty cũng không thể chứng minh điều ngược lại khi vẫn chấm công cho người lao động và vẫn giao việc cho người lao động.

5. Quy định về thử việc không đạt yêu cầu

Người sử dụng lao động và người lao động cần làm rõ những điều khoản này trong hợp đồng thử việc. Thông thường, thời gian thử việc người lao động sẽ nỗ lực làm việc để được trở thành nhân viên chính thức. Còn người sử dụng lao sộng có thể đánh giá, tìm được nhân tài sau thời gian thử việc.

Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp ngườ lao động thử việc không đạt và không được nhận làm việc chính thức. Có nhưng cuộc chia tay vui vẻ. Nhưng không ít người lao động không đạt yêu cầu đã cãi vã dẫn đến tranh chấp lao động vì không rõ tại sao mình không đạt yêu cầu.

Do vậy, để tranh nhưng trường hợp không hay xảy ra khi tiến hành giao kết cần nêu rõ, cụ thể  khi nào được đánh giá là người lao động không đạt yêu cầu

»»» Xem thêm:

Trên đây là những thông tin về Hợp đồng thử việc. Mong rằng với những chia sẻ của Lê Ánh HR trong bài viết sẽ hữu ích với các bạn!

Lê Ánh HR - Nơi đào tạo hành chính nhân sự uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học hành chính nhân sự online/offline, khóa học C&B ... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.

Để biết thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.88.55 để được tư vấn trực tiếp về các khoá học này.

Ngoài các khóa học hành chính nhân sự chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học xuất nhập khẩu chất lượng tốt nhất hiện nay.

5.0
(3 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    100%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
22/12/2023

06/10/2023

07/05/2023

Popup Image
Bình luận

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904848855; 0971698687

học phí lê ánh hr

Đăng ký