Hợp Đồng Khoán Việc Là Gì? Mẫu Hợp Đồng Khoán Việc Mới Nhất
1 Đánh giá
Hiện nay với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu về lao động cũng ngày càng tăng cao. Ngoài hợp đồng lao động thông thường, người sử dụng lao động và người lao động vẫn có thể ký kết hợp đồng khoán việc.
Với hợp đồng khoán việc, người lao động có thể chủ động trong công việc và tập trung làm việc hơn, đồng thời người sử dụng lao động cũng không lo mất nhiều thời gian nhà rỗi. Vậy hợp đồng khoán việc là gì? Có những mẫu hợp đồng khoán việc nào? Hãy cùng Lê Ánh HR tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Hợp đồng khoán việc là gì?
Hợp đồng khoán việc là sự thỏa thuận của hai bên, theo đó bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định theo yêu cầu của bên giao khoán và sau khi đã hoàn thành phải bàn giao cho bên giao khoán kết quả của công việc đó. Bên giao khoán nhận kết quả công việc và có trách nhiệm trả cho bên nhận khoán tiền thù lao đã thỏa thuận.
Đối tượng của hợp đồng khoán việc là gì?
Đối tượng của hợp đồng khoán việc là công việc mang tính chất thời vụ, ngắn hạn phải thực hiện theo thỏa thuận
Như vậy, đây là cách trả lương cho người lao động khi hoàn thành một khối lượng công việc theo đúng chất lượng được giao theo công thức:
Lương = Mức lương khoán * Tỷ lệ phần trăm hoàn thành công việc
2. Đặc điểm của hợp đồng khoán việc
- Hợp đồng khoán việc có tính thời vụ, không thường xuyên, không ổn định và không dài hạn.
- Sau khi hoàn thành công việc được chỉ định, tiền thù lao đã thỏa thuận được trả cho người nhận khoán.
- Các bên tham gia hợp đồng là những người có trình độ chuyên môn và kỹ năng để thực hiện công việc cụ thể.
- Trong văn bản quy phạm pháp luật, không có quy định cụ thể về hợp đồng lao động, trong hợp đồng chỉ cần tuân theo những quy định chung.
3. Hợp đồng khoán việc gồm các loại nào?
Hợp đồng khoán việc gồm có 2 loại:
- Hợp đồng khoán việc toàn bộ là hợp đồng mà theo đó bên thuê khoán trả cho bên nhận khoán mọi chi phí, kể cả chi phí vật tư, nhân công gắn với các hoạt động để thực hiện công việc.
- Hợp đồng khoán việc từng phần là hợp đồng trong đó người nhận khoán phải tự lo liệu các chi phí để phục vụ hoàn thành công việc. Người giao khoán chỉ phải trả tiền khấu hao công cụ lao động và tiền công.
4. Quy định về hợp đồng khoán việc
Việc lựa chọn sử dụng hợp đồng khoán việc hay hợp đồng lao động cần phải dựa vào đặc điểm, tính chất của từng loại hợp đồng cũng như lĩnh vực, công việc mà doanh nghiệp đang tham gia hoạt động.
Hợp đồng khoán việc chỉ được sử dụng đối với các công việc diễn ra trong một thời điểm nhất định, chỉ mang tính thời vụ. Một số ví dụ như hợp đồng khoán việc tạp vụ, hợp đồng khoán việc bảo vệ.
Còn đối với những công việc mang tính chất ổn định và lâu dài thì sẽ áp dụng hợp đồng lao động theo một trong ba loại sau:
- HĐLĐ theo mùa vụ hay theo một công việc nhất định nào đó có thời hạn dưới 1 năm.
- HĐLĐ có thời hạn xác định là hợp đồng mà hai bên xác định thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian đủ từ 1 - 3 năm.
- HĐLĐ không xác định thời hạn cụ thể là hợp đồng mà không có sự xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng giữa hai bên.
- Không được giao ước hợp đồng lao động theo mùa vụ hay theo một công việc cụ thể nào đó có thời hạn dưới 1 năm để làm những công việc có tính chất thường xuyên hơn 1 năm trừ trường hợp phải tạm thay thế người lao động đi thực hiện nghĩa vụ quân sự, ốm đau, nghỉ do chế độ thai sản, do tai nạn lao động hay nghỉ có tính chất tạm thời khác.
Do vậy, trong trường hợp người sử dụng lao động kí kết hợp đồng khoán việc sai quy định sẽ bị phạt hành chính mức phạt từ 500.000 – 20.000.000 đồng tùy thuộc vào số lượng lao động vi phạm căn cứ theo nghị định 95/2013/NĐ–CP.
Quy định về chế độ Bảo hiểm xã hội
Trong Điều 2 Luật Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã quy định bên nhận khoán việc không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nên các bên không cần tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định.
Quy định về trách nhiệm nộp thuế
Trong Điều 2 tại Thông tư 111/2013/TT-BTC đã quy định cá nhân ký hợp đồng nhận khoán thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với tiền công trả cho việc thực hiện hợp đồng đó.
5. Nội dung hợp đồng giao khoán công việc
- Thông tin của hai bên ký hợp đồng
- Các điều khoản chung bao gồm:
- Phương thức giao khoán
- Điều kiện thực hiện
- Thời gian thực hiện
- Các điều kiện khác
- Các điều khoản cụ thể
- Nội dung công việc
- Trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên
- Ký xác nhận của hai bên cùng các bên có liên quan
6. Mẫu hợp đồng khoán việc
Để đảm bảo quyền lợi cũng như thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp cần lập hợp đồng khoán việc theo mẫu dưới đây.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG KHOÁN VIỆC, GIAO KHOÁN
Số: … /20.../HĐDV/VPLSĐMS
- Căn cứ Bộ Luật dân sự năm 2015 số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;
- Căn cứ : […]
- Căn cứ nhu cầu và khả năng thực tế của các bên trong hợp đồng;
Hôm nay, ngày … tháng … năm ….., tại … chúng tôi gồm có:
Bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi tắt là bên A):
Tên tổ chức: […]
Địa chỉ trụ sở: […]
Mã số doanh nghiệp: […]
Người đại diện theo pháp luật là ông/ bà: […]
Chức vụ: […]
Điện thoại: […]
Email: […]
Bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi tắt là bên A)
Họ và tên: […]
Năm sinh: …/ …/ …
Chứng minh nhân dân số …, ngày cấp …/ …/ …, nơi cấp: […]
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: […]
Chỗ ở hiện tại: […]
Điện thoại: […]
Email: […]
Bên cung ứng dịch vụ (sau đây gọi tắt là bên B):
Tên tổ chức: […]
Địa chỉ trụ sở: […]
Mã số doanh nghiệp: […]
Người đại diện theo pháp luật là ông/ bà: […]
Chức vụ: […]
Điện thoại: […]
Email: […]
Hai bên thoả thuận và đồng ý ký kết hợp đồng dịch vụ với các điều khoản như sau:
Điều 1. Đối tượng của hợp đồng
Theo yêu cầu của bên A về việc thực hiện […] bên B đảm nhận và thực hiện […]
Điều 2. Thời hạn thực hiện hợp đồng
Hợp đồng này được thực hiện kể từ ngày … / …/ …
Thời gian dự kiến hoàn thành: là … ngày, kể từ ngày …/ …/ …
Điều 3. Quyền, nghĩa vụ của bên A
1. Quyền của Bên A: […]
Yêu cầu bên B thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm thỏa thuận tại hợp đồng này.
Trường hợp bên B vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên A có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
2. Nghĩa vụ của bên A:
Cung cấp cho bên B thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc việc thực hiện công việc đòi hỏi.
Trả tiền dịch vụ cho bên B theo thỏa thuận tại hợp đồng này.
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của bên B:
1. Quyền của bên B:
Yêu cầu bên A cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện công việc.
Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên A mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên A, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên A, nhưng phải báo ngay cho bên A.
Yêu cầu bên A trả tiền dịch vụ
2. Nghĩa vụ của bên B:
Thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm thỏa thuận tại hợp đồng này.
Không được giao cho người khác thực hiện thay công việc nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của bên A.
Bảo quản và phải giao lại cho bên A tài liệu và phương tiện được giao sau khi hoàn thành công việc (nếu có).
Báo ngay cho bên A về việc thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm chất lượng để hoàn thành công việc.
Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong thời gian thực hiện công việc.
Điều 5. Tiền dịch vụ và phương thức thanh toán:
1. Tiền dịch vụ: Thực hiện công việc tại Điều 1 là: … đồng (Bằng chữ: …), đã bao gồm … % tiền thuế giá trị gia tăng.
2. Phương thức thanh toán: …
Điều 6. Chi phí khác
Chi phí khác hai bên thỏa thuận bổ sung nếu xét thấy cần thiết và đúng quy định của pháp luật.
Điều 7. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ
1. Trường hợp việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên A thì bên A có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng phải báo cho bên B biết trước … ngày. Bên A phải trả tiền dịch vụ theo phần dịch vụ mà bên B đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.
2. Trường hợp bên A vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên B có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Điều 8. Phương thực giải quyết tranh chấp
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề phát sinh cần giải quyết, thì hai bên tiến hành thỏa thuận và thống nhất giải quyết kịp thời, hợp tình và hợp lý. Trường hợp không thỏa thuận được thì một trong các bên có quyền khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Các thoả thuận khác
Bên A và bên B đồng ý đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng này.
Bên A và bên B đồng ý thực hiện theo đúng các điều khoản trong hợp đồng này và không nêu thêm điều kiện gì khác.
Hợp đồng này được lập thành … bản, mỗi bản gồm … trang, có giá trị pháp lý như nhau và được giao cho bên A … bản, bên B … bản./.
BÊN A | BÊN B |
Xem thêm:
- Mẫu hợp đồng lao động
- Hợp Đồng Lao Động Thời Vụ - Những Kiến Thức Cần Biết
- Mẫu Hợp Đồng Đào Tạo Nghề Tại Doanh Nghiệp
- Mẫu Hợp Đồng Cộng Tác Viên Mới Nhất
- Hợp Đồng Thử Việc - Những Vấn Đề Người Lao Động Cần Quan Tâm
7. Lưu ý khi ký hợp đồng khoán việc
- Kiểm tra xem nội dung và các điều kiện thực hiện công việc có phù hợp không.
- Phải xác định rõ đối tượng làm việc, lựa chọn loại hợp đồng ký kết theo quy định của pháp luật.
- Làm rõ các khoản thù lao mà các bên sẽ nhận được để làm cơ sở thực hiện các nghĩa vụ về thuế và các nghĩa vụ khác đối với nhà nước.
- Khi ký hợp đồng, cần kiểm tra kỹ thời hạn hiệu lực của hợp đồng, thời hạn hợp đồng, người có thẩm quyền lập và người ký kết hợp đồng, v.v.
- Thông tin liên hệ của các bên, quyền và nghĩa vụ rõ ràng và quy định cụ thể cho trường hợp xảy ra tranh chấp.
8. Giải đáp những câu hỏi về hợp đồng khoán việc
#1: Hợp đồng khoán việc có thời hạn bao lâu?
Theo quy định của pháp luật, hợp đồng khoán việc là hợp đồng chỉ có thời hạn dưới 1 năm. Không được ký kết hợp đồng khoán việc quá 12 tháng trừ khi phải tạm thời thay thế người lao động để thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghỉ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc lí do nghỉ phép tạm thời khác.
#2: Hợp đồng khoán việc có phải đóng Thuế TNCN?
Nếu tổng tiền công dưới 2 triệu đồng trong một hợp đồng khoán việc thì không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Nếu tổng thu nhập trên 2 triệu đồng trong một hợp đồng khoán việc thì doanh nghiệp phải khấu trừ 10% thuế TNCN trên tổng thu nhập trước khi trả lương cho người lao động để nộp thuế.
#3: Hợp đồng khoán việc được ký mấy lần trong năm?
Pháp luật không hạn chế số lần ký kết hợp đồng khoán việc. Khi hợp đồng khoán việc hết hạn, có thể được gia hạn lại. Tuy nhiên, hợp đồng khoán việc là hợp đồng có thời hạn dưới 12 tháng nên nếu vượt quá 12 tháng thì doanh nghiệp đã vi phạm quy định của Luật Lao động 2012.
Trên thực tế hiện nay, hợp đồng khoán việc được thừa nhận và áp dụng rộng rãi. Hợp đồng khoán việc là một trong những loại hợp đồng phổ biến, do người lao động ký kết với người có nhu cầu sử dụng lao động có trình độ, có khả năng hoàn thành công việc nhanh chóng và hiệu quả.
Lê Ánh HR - Nơi đào tạo hành chính nhân sự uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học hành chính nhân sự, khóa học C&B ... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.
Để biết thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.8855 để được tư vấn trực tiếp về các khoá học này.
Ngoài các khóa học hành chính nhân sự chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học xuất nhập khẩu chất lượng tốt nhất hiện nay.
Thực hiện bởi: LÊ ÁNH HR - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ SỐ 1 VIỆT NAM
-
5
-
4
-
3
-
2
-
1