Làm Thêm Giờ - Những Quy Định Mới Nhất Người Lao Động Cần Quan Tâm

1 Đánh giá

Nhiều doanh nghiệp tổ chức làm thêm giờ để đảm bảo tiến độ sản xuất, kinh doanh nhưng việc làm thêm giờ phải trong phạm vi pháp luật quy định. Vậy quy định của pháp luật về giờ làm thêm là gì? Hãy cùng Lê Ánh HR đi tìm hiểu chi tiết những quy định về làm thêm giờ mới nhất

1. Quy định làm thêm giờ mới nhất

Làm thêm giờ là gì?

1.1. Thông tư quy định làm thêm giờ

Tại PHỤ LỤC (Danh mục Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội hết hiệu lực thi hành) của Nghị quyết số 80/2023/QH15 (có hiệu lực từ ngày 09/01/2023) trong đó Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15 về số giờ làm thêm trong 01 năm, trong 01 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội đã hết hiệu lực thi hành từ ngày 09/01/2023.

⇒ Vì vậy, số giờ làm thêm với người lao động năm 2023 thực hiện theo Điều 107 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể:

Quy định làm thêm giờ

1.2. Để sử dụng người lao động làm thêm giờ cần điều kiện gì?

Theo Điều 107 trong Luật Lao động 2019, người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ với điều kiện phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:

- Người lao động đồng ý làm thêm giờ;

- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong ngày và 40 giờ trong tháng;

- Đảm bảo số giờ làm thêm của người lao động trong một năm không quá 200 giờ.

1.3. Quy định về thời gian làm thêm giờ

Quy định thời gian làm thêm giờ

Quy định số giờ làm thêm của người lao động đến năm 2023 không quá 40 giờ/tháng và không quá 200 giờ/năm (trừ trường hợp cá biệt được quy định số giờ làm thêm mỗi năm không quá 300 giờ) trong Nghị quyết 80/2023/QH15.

1.4. Quy định về lương làm thêm giờ

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về lương làm thêm giờ như sau:

- Người lao động làm thêm giờ được trả lương theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực tế trả cho công việc mà người đó làm.

- Người lao động được hưởng lương theo thời gian, nếu làm ngoài giờ quy định sẽ được trả lương làm thêm giờ.

- Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm làm ra theo định mức lao động đã thỏa thuận với người sử dụng lao động, được trả lương làm thêm giờ khi sản xuất được nhiều sản phẩm.

1.5. Làm thêm giờ vượt mức quy định

Trường hợp người sử dụng lao động chỉ định người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng, trừ trường hợp có quy định khác tại Điều 107 của Bộ luật Lao động.

Khi làm thêm giờ vào ngày lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần mà người lao động bị chỉ định làm quá số giờ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 106 Bộ luật Lao động hoặc làm thêm quá 12 giờ trong ngày thì doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng.

1.6. Quy định làm thêm giờ của cán bộ, công chức mới nhất

Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định việc làm thêm giờ của cán bộ, công chức, viên chức như sau:

1. Làm thêm giờ là thời gian làm việc khác với thời gian làm việc bình thường mà pháp luật, thoả ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động đã quy định.

2. Người sử dụng lao động có thể sử dụng người lao động làm thêm giờ không quá 300 giờ trong một năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trong các trường hợp sau đây:

a) Sản xuất, gia công, xuất khẩu hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, thủy sản;

b) Sản xuất, cung cấp điện, thông tin liên lạc, lọc dầu, cấp thoát nước;

c) Giải quyết những công việc đòi hỏi nhân lực có chuyên môn kỹ thuật chất lượng cao mà nhân lực không kịp, đủ;

d) Do nguyên liệu, sản phẩm có tính thời vụ, kịp thời phải giải quyết công việc cấp bách không thể trì hoãn hoặc xử lý các yếu tố, hậu quả khách quan không lường trước được, ảnh hưởng của thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;

3. Người sử dụng lao động tổ chức làm thêm giờ theo quy định phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh biết.

»» Tham khảo: Khóa học đào tạo thực hành C&B

2. Mẫu và cách ghi giấy báo làm thêm giờ

Dưới đây là mẫu giấy báo làm thêm giờ theo quy định.

giấy báo làm thêm giờ

Nội dung cần thiết khi lập giấy báo làm thêm giờ như sau:

- Số văn bản

- Thời gian, địa điểm lập giấy

- Tên doanh nghiệp

- Ghi rõ trường hợp làm thêm giờ đúng với quy định

- Thời gian bắt đầu làm thêm giờ

- Cam kết thực hiện đúng quy định của pháp luật

- Người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền ký tên, đóng dấu

3. Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ

Thông tư 133, Thông tư 200 của Bộ Tài chính ban hành mẫu Bảng chấm công làm thêm giờ như sau:

3.1. Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ theo Thông tư 200

Đơn vị:……………

Địa chỉ:……………

Mẫu số: 01b-LĐTL

(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

Số:.......................

BẢNG CHẤM CÔNG LÀM THÊM GIỜ

Tháng................năm...............

STT

Họ và tên

Ngày trong tháng

Cộng giờ làm thêm

 

 

1

2

...

31

Ngày
làm việc

Ngày
thứ bảy,
chủ nhật

Ngày
lễ, tết

Làm đêm

A

B

1

2

...

31

32

33

34

35

 

 ...

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

Ký hiệu chấm công:

NT: Làm thêm ngày làm việc (Từ giờ.............đến giờ:......................)

NN: Làm thêm ngày thứ bảy, chủ nhật (Từ giờ............đến giờ..........)

NL: Làm thêm ngày lễ, tết (Từ giờ................đến giờ........................)

Đ: Làm thêm buổi đêm (Từ giờ................đến giờ.............................)

Ngày......tháng.......năm........

Xác nhận của bộ phận (phòng ban) 
có người làm thêm

(Ký, họ tên)

Người chấm công

(Ký, họ tên)

Người duyệt

(Ký, họ tên)

3.2. Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ theo Thông tư 133

Đơn vị: …………………

Bộ phận: ………………

Mẫu số 01b - LĐTL

(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

Số:…………..

BẢNG CHẤM CÔNG LÀM THÊM GIỜ

Tháng…. năm….

Số TT

Họ và tên

Ngày trong tháng

Cộng giờ làm thêm

1

2

31

Ngày làm việc

Ngày thứ bảy, chủ nhật

Ngày lễ, tết

Làm đêm

A

B

1

2

31

32

33

34

35

 

 ...

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

Ký hiệu chấm công:

NT: Làm thêm ngày làm việc (Từ giờ…. đến giờ)

NN: Làm thêm ngày thứ bảy, chủ nhật (Từ giờ…. đến giờ)

NL: Làm thêm ngày lễ, tết (Từ giờ…. đến giờ)

Đ: Làm thêm buổi đêm

Ngày... tháng... năm...

Xác nhận của bộ phận (phòng ban) có người làm thêm

(Ký, họ tên)

Người chấm công

(Ký, họ tên)

Người duyệt

(Ký, họ tên)

4. Các loại phụ cấp tính tiền làm thêm giờ

Người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết ​​trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì được trả lương làm thêm giờ ngày lễ tết. Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ bù vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động phải trả tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.

- Đối với người lao động làm thêm giờ vào ban đêm, ngoài tiền lương quy định còn được tính thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc theo khối lượng công việc hoàn thành trong ngày của ngày làm việc bình thường hoặc cuối tuần hoặc ngày lễ.

5. Cách tính lương làm thêm giờ

Cách tính lương làm thêm giờ vào ngày thường

Tiền lương

=

Tiền lương giờ ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%

x

Số giờ làm thêm

 

Cách tính lương làm thêm giờ vào ban đêm

Tiền lương

=

Tiền lương giờ ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%

+

Tiền lương giờ ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 30%

+

20%

x

Tiền lương giờ ngày làm việc bình thường hoặc ngày nghỉ hằng tuần hoặc ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương

x

Số giờ làm thêm vào ban đêm

Cách tính lương làm thêm ngày lễ tết

Tiền lương

=

Tiền lương giờ ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 300%

x

Số giờ  làm thêm

Ví dụ cách tính lương làm thêm giờ

Nhân viên A làm việc 08 giờ trong một ngày, 22 ngày trong tháng và 02 giờ khi được bố trí tăng ca vào ngày thường, 10 ngày trong tháng. Tiền lương thực trả của tháng làm việc hiện tại là 10.000.000 đồng. Các bên thống nhất tiền lương làm thêm giờ sẽ cao hơn 150% so với giờ làm việc bình thường.

Ta có:

Tiền lương nhân viên A nhận vào một ngày làm việc bình thường là:

10.000.000 / (22 * 8) = 56.818 đồng

Tiền lương làm thêm giờ của nhân viên A là:

(56.818 * 150%) * (2 * 10) = 1.704.545 đồng

Xem thêm:

Lê Ánh HR đã cung cấp cho bạn kiến ​​thức pháp lý cần thiết về những điều kiện, quy định trong việc làm thêm giờ trong bài viết trên. Hãy tìm hiểu thật kỹ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi làm thêm giờ nhé.

Lê Ánh HR - Nơi đào tạo hành chính nhân sự uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học hành chính nhân sự online/offline, khóa học C&Bkhóa học tin học văn phòng ... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.

Để biết thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.8855 để được tư vấn trực tiếp về các khoá học này.

Ngoài các khóa học hành chính nhân sự chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học xuất nhập khẩu chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: LÊ ÁNH HR - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ SỐ 1 VIỆT NAM

5.0
(1 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    100%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
08/03/2023

Popup Image
Bình luận

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904848855; 0971698687

học phí lê ánh hr

Đăng ký