Quy Chế Lương Thưởng Trong Doanh Nghiệp
2 Đánh giá
Quy chế lương thưởng là một trong những văn bản quan trọng có sức ảnh hưởng đến năng suất làm việc của nhân viên. Các vấn đề liên quan đến quy chế lương thưởng trong doanh nghiệp sẽ được chia sẻ ở bài viết dưới đây của Lê Ánh HR
Nội dung bài viết:
1. Quy Chế Lương Thưởng Là Gì?
Quy chế lương thưởng chính là văn bản do doanh nghiệp lập quy định về các vấn đề liên quan đến tiền lương, và các khoản tiền thưởng, đãi ngộ như tiền thưởng, phụ cấp, hỗ trợ khó khăn,.. đối với nhân viên làm việc ở trong công ty.
Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể xác định được cách tính lương, hình thức tính lương và thời hạn trả lương cho nhân viên.
- Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo như thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc là theo chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
- Thưởng là số tiền hoặc tài sản hay bằng hình thức nào khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
»»» Khóa Học C&B - Học Thực Hành Cùng Các Chuyên Gia Trong Lĩnh Vực C&B Trên 10 Năm Kinh Nghiệm
2. Mục Đích Của Xây Dựng Quy Chế Lương Thưởng
Việc xây dựng quy chế lương thưởng nhằm mục đích:
- Nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động trong công ty yên tâm làm việc, công tác đáp ứng mức sống cơ bản cho người lao động trong công ty.
- Động viên, khuyến khích người lao động hoàn thành tốt công việc theo chức danh và đóng góp quan trọng vào việc hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.
- Quy định về các điều khoản mà người lao động được nhận khi mà làm việc chính thức tại công ty.
- Thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về lao động về thưởng lương và chế độ dành cho người lao động.
3. Các Bước Xây Dựng Quy Chế Lương Thưởng
Bước 1: Xác định doanh thu, lợi nhuận và quỹ lương
- Bước này thường là cấp Ban Lãnh Đạo Công ty sẽ làm việc với Giám đốc nhân sự/Trưởng phòng nhân sự để tính toán doanh thu, chi phí bao gồm chi phí lương trong năm để tính toán ra một quỹ lương tổng trước khi xây dựng quy chế lương thưởng.
Bước 2: Xác định hình thức trả lương
- Công ty cần xác định hình thức trả lương cho người lao động là trả lương theo thời gian, theo sản phẩm hay theo lương khoán… để từ đó có những quy định về chi trả và hướng dẫn tính lương phù hợp ở trong Quy chế lương thưởng.
Bước 3: Xây dựng hệ thống chức danh
- Các nhóm công việc có cùng tính chất, mức độ phức tạp và trách nhiệm thành một nhóm chức danh. Yêu cầu chi tiết cho từng chức danh theo các yếu tố cơ bản như trình tự đào tạo, kinh nghiệm chuyên môn, kiến thức và kỹ năng cần có để thực hiện công việc.
Các vị trí khác nhau sẽ có phần phụ cấp và thưởng hoàn thành công việc khác nhau.
Bước 4: Xây dựng, đánh giá hoàn thiện công việc cho từng vị trí
- Nếu như công ty bạn đánh giá hoàn thành công việc hàng tháng để chi trả lương thì cần phải xây dựng các tiêu chí cụ thể và rõ ràng. Tuy nhiên khi áp dụng cách này cần đảm bảo các tiêu chí rõ ràng, có thể đo lường được và hệ số thấp nhất khi nhân vào lương cứng không làm giảm thu nhập của họ xuống dưới mức tối thiểu vùng.
Một số công ty khác thì sẽ chia lương ra thành nhiều phần, ví dụ thu nhập sẽ bằng P1 + P2 + P3. Trong đó P3 sẽ là phần biến thiên chứ không cố định. Tức là hệ số hoàn thành công việc sẽ được nhân với P3 chứ không phải nhân với tổng thu nhập.
Bước 5: Ban hành, áp dụng, điều chỉnh
- Với bất kỳ một quy chế lương thưởng nào được ban hành thì cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót hoặc các tình huống không lường hết được. Nên áp dụng cần phải chạy dữ liệu bằng cách áp dữ liệu 3 tháng gần nhất trước đó để so sánh tính ưu việt của quy chế mới so với quy chế cũ.
- Đồng thời khi mà áp dụng quy chế lương thưởng mới cần phải tạo kênh nhận phản hồi cho người lao động để liên tục xem xét, cải tiến và điều chỉnh cho phù hợp. Đừng cứng nhắc khi áp dụng mà có thể sẽ phạm những sai lầm, dẫn đến sự bất mãn của người lao động.
4. Quy Chế Lương Thưởng Có Phải Đăng Ký?
Theo quy định thì không cần phải làm thủ tục đăng ký thang bảng lương như trước đây nữa nhưng cần phải tự xây dựng thang bảng lương để nộp Sở lao động thương binh xã hội quận, huyện, thành phố nơi công ty đóng trụ sở.
5. Mẫu Quy Chế Lương Thưởng Mới Nhất
Quy Chế Tiền Lương - Thưởng - Phụ cấp
- Căn cứ Bộ luật lao động số 45/2019/QH14
- Căn cứ vào Luật doanh nghiệp số 59/2019/QH14
- Căn cứ Nghị định 90/2019/NĐ-CP về mức lương tối thiểu vùng 2020
- Căn cứ Nghị định 145/2019/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động
- Căn cứ điều lệ tổ chức hoạt động của công ty và biên bản họp hội đồng thành viên ngày 02/01/2021 thông qua quy chế trả lương, thưởng công ty.
Phần 1. Những quy định chung
Điều 1. Mục đích
- Giúp cho việc thanh toán lương cho nhân viên được minh bạch, rõ ràng, đảm bảo quyền lợi cho nhân viên
- Nhằm mục đích khuyến khích người lao động làm việc, hoàn thành tốt các công việc, góp phần thúc đẩy công ty phát triển
- Đảm bảo đời sống cho công nhân viên công ty để họ yên tâm công tác, đáp ứng được mức sống cơ bản cho từng công nhân viên công ty
Điều 2. Phạm vi áp dụng
Áp dụng cho toàn cán bộ - nhân viên làm việc trong công ty
Phần 2. Quy chế tiền lương cho người lao động
Điều 3. Phân loại lương
1. Lương thời gian
Là hình thức trả lương cho người lao động dựa vào ngày làm việc thực tế của tháng. Lương thời gian thường áp dụng cho nhân viên văn phòng và công nhân viên làm việc hành chính tại các bộ phận khác.
2. Lương khoán
Là hình thức trả lương cho người lao động theo khối lượng và chất lượng công việc hoàn thành. Mức lương này áp dụng cho các cấp quản lý của công ty.
Điều 4. Cách tính lương (áp dụng cho lương thời gian)
1. Cơ sở tính lương: dựa vào thời gian làm việc trong bảng chấm công
2. Công thức tiền lương
- Lương tháng = [(Lương cơ bản + Phụ cấp (nếu có)) / (ngày công chuẩn trong tháng)] * Số ngày làm việc thực tế
- Lương thử việc = Lương chính thức * 85%
Điều 5. Thời gian và hình thức thanh toán lương
- Thời gian thanh toán: Thanh toán vào ngày 30 hàng tháng
- Hình thức thanh toán: Thanh toán bằng tiền mặt hoặc là chuyển khoản
Điều 6. Chế độ nâng lương
- Thời gian xét định kỳ: Mỗi năm lãnh đạo công ty xem xét nâng lương cho công nhân viên một lần
- Đối tượng: cán bộ công nhân viên đã có đủ niên hạn một năm hưởng ở một mức lương với điều kiện hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và không có vi phạm Nội quy lao động, không bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách bằng văn bản trở lên. Nếu có vi phạm thì sẽ không được vào diện xét. Năm sau mới được xét nâng lương, với điều kiện là không được tái phạm kỷ luật lao động.
Điều 7. Trường hợp nâng lương đột xuất
Thực hiện đối với công nhân viên làm tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, do Trưởng bộ phận đề xuất.
Điều 8. Thủ tục
Đến kỳ xét duyệt nâng lương, phòng HCNS rà soát và tổng hợp danh sách cán bộ công nhân viên đã đủ niên hạn nâng lương. Gửi danh sách xuống đơn vị để tham khảo ý kiến của các Lãnh đạo cơ sở.
Sau đó phòng HCNS lập biểu, trình Ban lãnh đạo công ty để xét duyệt. Khi được duyệt, phòng HCNS thảo Quyết định trình Giám đốc ký chính thức, và mời công nhân viên có tên được nâng lương để trao quyết định. Đối với công nhân viên chưa được xét duyệt nâng lương thì giải thích để công nhân viên yên tâm.
Điều 9. Mức tăng
Mỗi bậc lương tăng từ 5%-20% mức lương hiện tại tùy theo kết quả kinh doanh của công ty trong năm.
Phần 3. Chính sách khen thưởng
Điều 10. Thưởng theo dự án
Kết thúc mỗi dự án, Công ty sẽ cân nhắc và thưởng cho người lao động, mức thưởng tùy vào đóng góp công sức, chất lượng công việc, mức độ hoàn thành dự án.
Điều 11. Thưởng dịp Lễ, Tết
Dựa vào kết quả kinh doanh của Công ty, nếu kinh doanh có lãi thì Công ty sẽ trích từ lợi nhuận để thưởng cho người lao động vào các dịp lễ và tết, mức thưởng này tùy thuộc vào mức lợi nhuận mỗi năm, vào ý thức chấp hành đầy đủ nội quy, các quy chế của Công ty.
Điều 12. Thủ tục
Phòng HCNS có trách nhiệm lập tờ trình BGĐ về số tiền thưởng, dự đoán tiền thưởng trình BGĐ trước 15 ngày so với ngày lễ tương ứng, lập danh sách cán bộ công nhân viên được thưởng trước 3 ngày so với ngày lễ tương ứng.
Phần 4. Các khoản trợ cấp
Điều 13. Tiền lương tăng ca
- Tăng ca ngày thường, thứ 7:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương (theo giờ) * 150% * Số giờ làm thêm
- Tăng ca ngày nghỉ hàng tuần:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương (theo giờ) * 200% * Số giờ làm thêm
- Tăng ca ngày lễ:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương (theo giờ) * 300% * Số giờ làm thêm
Điều 14. Ngày nghỉ hàng năm
- Người lao động có đủ 12 tháng làm việc thì sẽ được hưởng nguyên lương 12 ngày nghỉ hàng năm
- Đầu năm, người lao động lên kế hoạch ngày nghỉ hàng năm và nộp về phòng Nhân sự
- Được phép nghỉ gộp nhưng không quá 1 tuần/lần và phải có lý do chính đáng
Điều 15. Ngày nghỉ hàng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc
Cứ 05 năm làm việc, người lao động 01 ngày nghỉ được hưởng nguyên lương.
Điều 16. Thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ hàng năm
- Người lao động do thôi việc, bị mất việc hoặc vì lý do nào khác mà chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán bằng tiền tương ứng những ngày chưa nghỉ.
- Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hàng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng số thời gian làm việc. Trường hợp không sử dụng hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán bằng tiền.
Phần 5. Nghỉ lễ, nghỉ việc riêng, nghỉ việc riêng không hoàn lương
Điều 17. Nghỉ lễ, tết
Người lao động được nghỉ ngày làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ tết sau:
- Tết Dương lịch: 01 ngày
- Tết m lịch: 05 ngày
- Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam: 01 ngày
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày
- Ngày Giỗ tổ Hùng Vương: 01 ngày
- Ngày Quốc khánh: 02 ngày
Nếu những ngày nghỉ trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.
Điều 18. Nghỉ việc riêng vẫn được hưởng nguyên lương
Người lao động được nghỉ với việc cá nhân mà vẫn được hưởng nguyên lương trong các trường hợp sau:
- Bản thân kết hôn: 03 ngày
- Con kết hôn: 01 ngày
- Cha, mẹ chết (kể cả bên chồng, vợ), vợ hoặc chồng, con chết: 03 ngày
Điều 19. Các phúc lợi khác
- Bản thân lao động kết hôn được mừng tối thiểu 500.000 đồng
- Cha mẹ hai bên, con, chồng, vợ chết được viếng tối thiểu 200.000 đồng
- Người lao động gặp hỏa hoạn, hoặc tai nạn được trợ cấp tối thiểu 300.000 đồng
- Trợ cấp khó khăn (tùy vào hoàn cảnh từng người) BGĐ trọ cấp từ 200.000 - 500.000 đồng/người
Xem thêm:
- Mô Tả Công Việc Chuyên Viên C&B - Mức Lương Hiện Nay
- Cách Tính Lương Tăng Ca - Lê Ánh HR
- Deal Lương Là Gì? Cách Deal Lương Hiệu Quả Trong Các Trường Hợp
Kết Luận
Các thông tin về quy chế lương thưởng của doanh nghiệp được trình bày rõ ràng, chi tiết ở bài viết trên. Mong những chia sẻ trên đây của Lê Ánh HR có thể giúp ích cho các bạn. Nếu cần hỗ trợ, bạn có thể đặt câu hỏi bằng cách comment dưới bài viết này
Lê Ánh HR - Nơi đào tạo hành chính nhân sự uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học hành chính nhân sự, khóa học C&B ... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.
Để biết thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.88.55 để được tư vấn trực tiếp về các khoá học này.
Ngoài các khóa học hành chính nhân sự chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học xuất nhập khẩu chất lượng tốt nhất hiện nay.
-
5
-
4
-
3
-
2
-
1
Rất cảm ơn bạn