Thủ tục điều chỉnh mức đóng bảo hiểm xã hội mới nhất mà nhà quản trị nhân sự cần biết
0 Đánh giá
>>> Xem thêm: Điểm mới của Bộ Luật lao động 2019
1. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mới nhất
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
Do đó, khi mức lương theo hợp đồng lao động thay đổi, mức đóng BHXH của người lao động và người sử dụng lao động cũng sẽ phải thay đổi tương ứng.
Căn cứ Quyết định 595/QĐ-BHXH, người lao động và người sử dụng lao động sẽ dựa trên các khoản tiền được ghi nhận tại hợp đồng lao động để đóng BHXH theo tỷ lệ sau:
BHXH |
BHTN |
BHYT |
||
Hưu trí - tử tuất |
Ốm đau - thai sản |
TNLĐ - BNN |
||
14% |
3% |
0,5% hoặc 0,3% |
1% |
3% |
21.5% (hoặc 21.3%) |
Trong đó:
- TNLĐ - BNN: Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp.
- BHYT: Bảo hiểm y tế.nên học nghiệp vụ C&B ở đâu
Doanh nghiệp có văn bản đề nghị đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn và có quyết định chấp thuận của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (theo điểm b khoản 1 Điều 4, Điều 5 Nghị định 58/2020/NĐ-CP) thì được đóng với mức 0,3%. Nếu không có văn bản đề nghị thì phải đóng 0,5%.
Cũng theo Quyết định 559/QĐ-BHXH, mức đóng BHXH tối thiểu là mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng. Năm 2021, mức lương tối thiếu vùng vẫn được áp dụng theo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP như sau:
Mức lương tối thiểu vùng đối với công việc giản đơn nhất |
Áp dụng với doanh nghiệp thuộc: |
4.420.000 đồng/tháng |
Vùng I |
3.920.000 đồng/tháng |
Vùng II |
3.430.000 đồng/tháng |
Vùng III |
3.070.000 đồng/tháng |
Vùng IV |
Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 89 Luật BHXH năm 2014 cũng đặt ra giới hạn của tiền lương đóng BHXH tối đa là 20 tháng lương cơ sở (hiện nay tương đương 29,8 triệu đồng).
2. Thủ tục điều chỉnh mức đóng BHXH năm 2021
Như đã phân tích, mức đóng BHXH bắt buộc sẽ phải điều chỉnh khi tiền lương theo hợp đồng lao động thay đổi.
Căn cứ Quyết định 222/QĐ-BHXH ban hành ngày 25/02/2021, việc điều chỉnh mức đóng BHXH sẽ do doanh nghiệp thực hiện cùng với sự phối hợp của người lao động theo trình tự, thủ tục như sau:
* Hồ sơ cần chuẩn bị:
- Người lao động cần lập và nộp cho người sử dụng lao động: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Đơn vị sử dụng lao động:
+ Nhận hồ sơ từ người lao động, ghi mã số BHXH vào Mẫu TK1-TS.
+ Lập Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).
+ Lập Báo cáo tình hình sử dụng lao động và danh sách tham gia BHXH, BHYT (Mẫu D02-LT)
+ Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
* Nơi nộp:
Cơ quan BHXH nơi đóng BHXH. nên học nghiệp vụ C&B ở đâu
* Thủ tục thực hiện:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Đơn vị sử dụng lao động lập và nộp đầy đủ 01 bộ hồ sơ nêu trên cho cơ quan BHXH nơi đóng BHXH.
Hình thức nộp:
+ Qua dịch vụ bưu chính công ích.
+ Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH hoặc tại Trung tâm Phụ vụ hành chính công các cấp.
+ Qua giao dịch điện tử: lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN.
Bước 2: Cơ quan BHXH tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.
Thời gian giải quyết: Không quá 03 ngày.
Bước 3: Nhận kết quả
Cơ quan BHXH sẽ cập nhật mức đóng BHXH mới trên hệ thống cơ sở dữ liệu.
>>> Xem thêm: Nên học hành chính nhân sự ở đâu?
Trên đây là hướng dẫn thủ tục điều chỉnh mức đóng bảo hiểm xã hội mới nhất mà những chuyên gia hành chính nhân sự của Leanhhr.com đã tổng hợp. Các bạn có thể tham khảo và nghiên cứu, áp dụng vào công việc.
Bạn đọc có thể tham khảo các khóa học liên quan đến lĩnh vực Hành chính nhân sự tại trung tâm để rõ hơn về các vấn đề nhân sự trong doanh nghiệp. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
-
5
-
4
-
3
-
2
-
1