Các Khoản Thu Nhập Không Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân Mới Nhất

0 Đánh giá

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của cá nhân. Đây là một công cụ quan trọng giúp chính phủ điều tiết nền kinh tế, đảm bảo công bằng xã hội và cung cấp nguồn tài chính cho các dịch vụ công cộng.

Việc nộp thuế đúng và đủ không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là trách nhiệm xã hội của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, không phải khoản thu nhập nào cũng bắt buộc phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Trong bài viết dưới đây, Lê Ánh HR sẽ chia sẻ đầy đủ các khoản thu nhập không tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất.

I. Tổng quan về thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là loại thuế mà cá nhân phải nộp trên phần thu nhập của mình trong một kỳ tính thuế nhất định. Đây là một hình thức thuế trực tiếp, tức là người có thu nhập phải nộp thuế này dựa trên tổng thu nhập của họ sau khi đã trừ đi các khoản miễn giảm, khấu trừ theo quy định của pháp luật.

Tổng quan về thuế thu nhập cá nhân

(1) Đối tượng nộp thuế

  • Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại một quốc gia nhưng có thu nhập phát sinh tại quốc gia đó.
  • Cá nhân cư trú là người có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong một năm hoặc có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam.

(2) Các loại thu nhập chịu thuế

  • Thu nhập từ tiền lương, tiền công.
  • Thu nhập từ kinh doanh.
  • Thu nhập từ đầu tư vốn.
  • Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chứng khoán.
  • Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.
  • Thu nhập từ trúng thưởng, bản quyền, nhượng quyền thương mại.
  • Thu nhập từ nhận quà tặng.

(3) Các khoản giảm trừ

  • Giảm trừ gia cảnh (cho bản thân người nộp thuế và người phụ thuộc).
  • Giảm trừ các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ, học phí, y tế,...

(4) Mức thuế suất

  • Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công: Áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần với các bậc thuế khác nhau.
  • Đối với các loại thu nhập khác: Áp dụng các mức thuế suất cố định tùy theo loại thu nhập.

(5) Mục đích của thuế thu nhập cá nhân

  • Góp phần tăng nguồn thu ngân sách nhà nước.
  • Phân phối lại thu nhập, giảm bất bình đẳng xã hội.
  • Tạo điều kiện để nhà nước thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội.

>>> Xem thêm:

Cách Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân Mới Nhất

Lộ Trình Học Thuế Thu Nhập Cá Nhân (TNCN) Từ Cơ Bản Đến Chuyên Sâu – Cam Kết Hiệu Quả

Việc hiểu rõ và tuân thủ các quy định về thuế thu nhập cá nhân không chỉ giúp cá nhân hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà nước mà còn giúp họ tận dụng được các quyền lợi về giảm trừ thuế một cách hợp lý.

II. Các khoản thu nhập không tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất

1. Căn cứ pháp lý

Căn cứ Pháp lý: Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Các Khoản Thu Nhập Không Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân Mới Nhất

2. Danh sách các khoản thu nhập không tính thuế thu nhập cá nhân

Loại thu nhập không chịu thuế Trích dẫn nội dung
1/ Tiền ăn ca Khoản 4, điều 22, mục 6, TT26/2016-TT-BLĐTBXH
4.Công ty thực hiện mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động tối đa không vượt quá
730.000 đồng/người/tháng.
(NN chỉ quy định là không quá 730k, không quy định về số bữa ăn trong ngày, trong ca nào)
2/ Tiền xăng xe Công văn 6587-CT-TTHT cục thuế TP HCM về tiền điện thoại, xăng xe.
Trường hợp Công ty theo trình bày có khoán chi tiền điện thoại hàng tháng (đối với người lao động có giao dịch bằng điện thoại di động) và tiền công tác phí (đối với người lao động
thực tế có đi công tác) theo đúng quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của Công ty phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì các khoản chi này không tính vào thu nhập chịu
thuế TNCN của người lao động.
3/ Tiền công tác phí Công văn 1166-TCT TNCN
Về Khoản tiền công tác phí: Trường hợp các Khoản thanh toán tiền công tác phí như tiền vé
máy bay, tiền lưu trú, tiền taxi và tiền ăn của các cá nhân đi công tác được tính vào chi phí
được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành thì các Khoản thanh toán tiền công tác phí này là Khoản thu nhập được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
Tiền phụ cấp điện thoại:
Nếu DN có phụ cấp điện thoại cho nhân viên và trong quy chế công ty hoặc HĐLĐ quy định rõ ràng điều kiện hưởng và mức hưởng -> thì khoản này sẽ được miễn thuế TNCN
4/Tiền đồng phục Thông tư 96/2015/TT-BTC
2.7. Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ. Phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.
Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động để được tính vào chi phí được trừ thì mức chi tối đa đối với chi bằng tiền không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/ năm, bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ.
5/ Tiền thưởng về sáng chế Điểm e, Khoản 2, Điều 3
Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;
6/ Giảm thuế theo Điều 5, Luật Thuế TNCN Người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.
7/ Thu nhập được miễn thuế theo Luật Thuế TNCN
Điều 4, Luật thuế TNCN
(điểm i khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC )
Điều 4 Luật Thuế TNCN
9. Phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật.
10. Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, tiền lương hưu nhận được hàng tháng từ Quỹ hưu trí tự nguyện. Cá nhân sinh sống, làm việc tại Việt Nam được miễn thuế đối với tiền lương hưu do nước ngoài trả.
12. Tiền bồi thường bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, tiền bồi thường tai nạn lao động, các khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định
của pháp luật.
8/ Trợ cấp trong Luật Thuế TNCN
Điểm b, Khoản 2, điều 3 Trợ cấp tại TT 111 Bộ Tài chính
Điều 3 NĐ 65 CP. Và trong Luật thuế TNCN cũng đã quy định
b.4) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
b.5) Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.
Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật lao động và Luật bảo hiểm xã hội; Các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế quy định tại Điểm này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
9/ Điểm g, khoản 2 Điều 3 Luật Thuế TNCN g) Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:
Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân (bố, mẹ, vợ/ chồng, con) của người lao động;
Khoản tiền nhận được theo chế độ liên quan đến sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức đảng, đoàn thể; (xăng xe)
Khoản tiền nhận được theo chế độ nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật; (hỗ trợ nhà ở)
Các khoản nhận được ngoài tiền lương, tiền công do tham gia, phục vụ hoạt động đảng, đoàn, Quốc hội hoặc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước; (hỗ trợ công tác công đoàn)
Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao động trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động là người nước ngoài, người lao động là người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm một lần;
Khoản tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài học tại Việt Nam, con của người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài học tại nước ngoài theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông do người sử dụng lao động trả hộ.
10/ Tiền thuê nhà do NSDLD trả hộ (Điều 14,TT92/2015 ) “Khoản tiền thuê nhà do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị.”
Theo điểm đ.1, điều 2 .Khoản tiền thuê nhà do đơn vị sử dụng lao động tính vào thu nhập chịu
thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị
11/ Thông tư 111/2013/TT- BTC tại Điều 2, Khoản 2, Điểm đ đ.6) Đối với khoản chi trả hộ tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động phù hợp với công việc chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động hoặc theo kế hoạch của đơn vị sử dụng lao động thì không tính vào thu nhập của người lao động.”
Căn cứ theo quy định trên nếu doanh nghiệp chi trả tiền đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động và phù hợp với công việc chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động hoặc theo kế hoạch của đơn vị sử dụng lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động
12/ Các khoản chi phúc
lợi
2.30. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau:
- Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn,
bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.6, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này) và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.
- Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) 12 tháng. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì: Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) số tháng thực tế hoạt động trong năm.
- Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán
13/ Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền

Theo Khoản 2,3,4 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 30/07/2015

a. Khoản tiền nếu doanh nghiệp mua bảo hiểm có tích lũy về phí bảo hiểm cho NLĐ -> thì khoản này có chịu thuế TNCN .
- Khoản tiền nếu doanh nghiệp mua bảo hiểm không tích lũy về phí bảo hiểm như : Bảo hiểm sức khỏe , bảo hiểm tai nạn 8/24,24/24 ....) -> thì khoản này không chịu thuế TNCN .
b. Khoản phí hội viên ( thẻ hội viên sân gôn,sân quần vợt,thẻ sinh hoạt câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật,thể dục thể thao ) nếu có ghi đích danh cá nhân hoặc nhóm cá nhân sử dụng thì tính vào thu nhập chịu thuế .
Nếu thẻ được sử dụng chung ,không ghi tên cá nhân hoặc nhóm cá nhân sử dụng thì không tính vào thu nhập chịu thuế .
c. Khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân trong hoạt động chăm sóc sức khỏe ,vui chơi,giải trí,thẩm mỹ...nếu nội dung chi trả ghi rõ tên cá nhân được hưởng thì tính vào thu nhập chịu thuế .
-> Trường hợp nội dung chi trả phí dịch vụ không ghi tên cá nhân được hưởng mà ghi chung tập thể người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế .

14/ Các khoản thu nhập được miễn thuế (điểm i khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC ) i) Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động. Cụ thể như sau:
i.1) Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.

>>> Xem thêm:

III. Lợi ích của việc hiểu rõ các khoản thu nhập không tính thuế

Hiểu rõ các khoản thu nhập không tính thuế mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho cá nhân và gia đình. Dưới đây là những lợi ích chính:

1. Tối ưu hóa thuế thu nhập cá nhân

Giảm thiểu số tiền thuế phải nộp: Khi biết rõ các khoản thu nhập không tính thuế, bạn có thể tối ưu hóa các khoản thu nhập của mình để giảm thiểu số tiền thuế phải nộp. Điều này giúp bạn giữ lại nhiều tiền hơn trong tay, từ đó tăng cường tài chính cá nhân.

Tăng thu nhập sau thuế: Nhờ vào việc nhận biết và sử dụng các khoản thu nhập không tính thuế, thu nhập sau thuế của bạn sẽ cao hơn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có mức thu nhập cao hoặc có nhiều nguồn thu nhập khác nhau.

2. Lập kế hoạch tài chính cá nhân

Tối ưu hóa nguồn thu nhập: Việc hiểu rõ các khoản thu nhập không tính thuế giúp bạn tối ưu hóa các nguồn thu nhập của mình. Bạn có thể phân bổ nguồn thu nhập một cách hợp lý, tận dụng tối đa các lợi ích từ các khoản thu nhập không tính thuế.

Lập kế hoạch chi tiêu và đầu tư hiệu quả: Với số tiền thuế tiết kiệm được, bạn có thể lập kế hoạch chi tiêu và đầu tư hiệu quả hơn. Số tiền này có thể được sử dụng để đầu tư vào các quỹ hưu trí, bảo hiểm, giáo dục cho con cái, hoặc các kế hoạch đầu tư dài hạn khác.

3. Tăng cường khả năng quản lý tài chính cá nhân

Quản lý tài chính hiệu quả hơn: Hiểu rõ các khoản thu nhập không tính thuế giúp bạn quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả hơn. Bạn có thể dựa vào các quy định để xác định các khoản thu nhập hợp lý và hợp pháp, tránh những sai sót hoặc vi phạm pháp luật.

Nâng cao kỹ năng lập kế hoạch tài chính: Việc liên tục cập nhật thông tin và hiểu biết về các quy định thuế giúp bạn nâng cao kỹ năng lập kế hoạch tài chính cá nhân. Điều này không chỉ có lợi cho hiện tại mà còn giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho tương lai.

4. Đảm bảo tuân thủ pháp luật

Tránh rủi ro pháp lý: Hiểu rõ các quy định về thu nhập không tính thuế giúp bạn tránh được những rủi ro pháp lý do vi phạm các quy định về thuế. Điều này giúp bạn duy trì được sự minh bạch và tuân thủ pháp luật trong quản lý tài chính cá nhân.

Tạo sự an tâm và ổn định tài chính: Việc nắm rõ các quy định thuế không chỉ giúp bạn tối ưu hóa tài chính mà còn tạo sự an tâm và ổn định về mặt tài chính. Bạn sẽ không phải lo lắng về những vấn đề pháp lý liên quan đến thuế thu nhập cá nhân.

5. Tăng cường hiểu biết và chủ động trong tài chính

Nâng cao kiến thức tài chính cá nhân: Hiểu biết về các khoản thu nhập không tính thuế giúp bạn nâng cao kiến thức về tài chính cá nhân, từ đó trở nên chủ động hơn trong việc quản lý và lập kế hoạch tài chính.

Khả năng tư vấn và hỗ trợ tài chính cho gia đình và bạn bè: Với kiến thức và hiểu biết sâu sắc về các quy định thuế, bạn có thể tư vấn và hỗ trợ tài chính cho gia đình và bạn bè, giúp họ cũng tận dụng được những lợi ích từ các khoản thu nhập không tính thuế.

6. Lợi ích trong công việc và sự nghiệp

Tăng giá trị bản thân trong công việc: Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực tài chính hoặc quản lý tài chính cá nhân, hiểu biết về các quy định thuế giúp bạn tăng giá trị bản thân trong công việc.

Bạn có thể cung cấp các giải pháp tối ưu cho khách hàng hoặc công ty, từ đó nâng cao vị thế và uy tín cá nhân.

7. Mở rộng cơ hội nghề nghiệp

Hiểu biết sâu sắc về thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu nhập không tính thuế cũng mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp mới, đặc biệt trong lĩnh vực tư vấn thuế, kế toán và quản lý tài chính.

Việc hiểu rõ các khoản thu nhập không tính thuế không chỉ mang lại lợi ích tài chính mà còn giúp bạn trở nên chủ động, minh bạch và tuân thủ pháp luật trong quản lý tài chính cá nhân.

Trên đây, Lê Ánh HR đã chia sẻ với các bạn đầy đủ thông tin về các khoản thu nhập không tính thuế thu nhập cá nhân. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn!

Ngoài ra nội dung này, Lê Ánh HR có đào tạo chi tiết tại Khóa học thuế TNCN chuyên sâu, hướng dẫn xác định nhanh chóng và hiệu quả các khoản thu nhập chịu thuế TNCN - không chịu thuế TNCN và học thực hành thực tế từ A-Z nghiệp vụ thuế TNCN qua chứng từ và phần mềm cụ thể.

Lê Ánh HR - Nơi đào tạo hành chính nhân sự uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học hành chính nhân sự online/offline, khóa học C&Bkhóa học C&B chuyên sâu, khóa học bảo hiểm xã hộikhóa học thuế TNCN chuyên sâu ... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.

Để biết thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.8855 để được tư vấn trực tiếp về các khoá học này.

Ngoài các khóa học hành chính nhân sự chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học xuất nhập khẩu online/offline chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: LÊ ÁNH HR - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ SỐ 1 VIỆT NAM

 

 

0.0
(0 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    0%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
Popup Image
Bình luận

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904848855; 0971698687

học phí lê ánh hr

Đăng ký