Quy trình phỏng vấn tuyển dụng thực tế trong doanh nghiệp
3 Đánh giá
Trong 100 người ứng tuyển vì sao chỉ chọn lựa được 1 người tốt nhất, phù hợp nhất mà doanh nghiệp đang dày công tìm kiếm. Tất cả đều do việc xây dựng một quy trình phỏng vấn hiệu quả, đây là xương sống quyết định đến sự thành công của cả quá trình tuyển dụng.
Để thành công trong buổi phỏng vấn tuyển dụng, đầu tiên bạn phải tìm hiểu rõ quy trình các bước tiến hành phỏng vấn của doanh nghiệp để thực hiện công tác chuẩn bị qua từng bước dễ dàng.
Trong quy trình tuyển dụng, Phỏng vấn được xem là bước quan trọng nhất, là xương sống của cả quá trình tuyển dụng. Phỏng vấn không chỉ xác minh các thông tin của ứng viên theo CV mà ứng viên đã gửi cho nhà tuyển dụng, mà còn là khâu quan trọng đánh giá năng lực, thái độ và tác phong của ứng viên. Đặc biệt ở những vị trí cấp lãnh đạo.
Xem thêm: CV xin việc là gì?
Cùng Lê Ánh HR tìm hiểu chi tiết quy trình phỏng vấn nhân sự hiệu quả, bộ câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng, các lỗi thường gặp trong quá trình phỏng vấn trong bài viết dưới đây
1. Quy trình phỏng vấn tuyển dụng hiệu quả
Xem thêm: Thư mời phỏng vấn - Cách viết và trả lời hay nhất
Bước 1: Giới thiệu những người phỏng vấn và trình tự làm việc trong buổi phỏng vấn
Khi mới bước vào cuộc phỏng vấn để tạo không khi buổi phỏng vấn thoải mái và dễ dàng bắt đầu thực hiện công việc. Việc giới thiệu đội ngũ cán bộ hết sức quan trọng. Không những vậy, nếu ứng viên đó được nhân vào làm việc sau phỏng vấn. Thì ứng viên cũng sẽ biết sơ lược một số cán bộ chuyên trách nhân sự trong tổ chức.
Bước 2: Giới thiệu doanh nghiệp và công việc
Nhà tuyển dụng sẽ giới thiệu lại thông tin của doanh nghiệp mình. Đồng thời đặt ra một số câu hỏi nhằm xác minh ứng viên có thực sự quan tâm đến vị trí, doanh nghiệp mình ứng tuyển vào hay không.
Ví dụ:
- Anh/chị biết gì về công ty chúng tôi?
- Anh/chị biết mình sẽ phải làm những công việc gì ở vị trí mình ứng tuyển hay không?
Bước 3: Đặt câu hỏi xác minh thông tin ứng viên
Ở bước này doanh nghiệp đơn thuần thực hiện việc thẩm định hồ sơ ứng viên. Nhằm nắm rõ hơn về ứng viên và độ tin cậy của ứng viên với nhà tuyển dụng.
Bước 4: Đặt câu hỏi đánh giá năng lực ứng viên
Đây là bước quan trọng nhất và là bước chính của quy trình phỏng vấn. Ở bước này từ những câu hỏi nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được năng lực của ứng viên, độ nhạy bén cũng như cách thức xử lý tình huống của ứng viên.
Số lượng câu hỏi nhiều hay ít tùy thuộc vào các bộ phận có mặt tại cuộc phỏng vấn. Hay nói cách khác đây là khâu mà ứng viên thể hiện năng lực của mình và khẳng định mình là người duy nhất và là đối tượng mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.
Để bước này được thực hiện hiệu quả, nhà tuyển dụng phải xây dựng một bộ câu hỏi phỏng vấn chuyên nghiệp đánh giá được tất cả năng lực, độ nhạy bén của ứng viên.
Bước 5: Giải đáp thắc mắc, câu hỏi ứng viên
Thông thường ở bước này ứng viên sẽ thắc mắc liên quan đến quyền lợi cá nhân khi làm việc tại tổ chức như mức lương, thời gian làm việc, các chế độ phúc lợi, đãi ngộ,… Và việc của nhà tuyển dụng là cung cấp các thông tin ứng viên thắc mắc một cách đầy đủ và chính xác.
Bước 6: Kết thúc phỏng vấn
Sau khi giải đáp hết những thắc mắc của ứng viên. Nhà tuyển dụng sẽ tuyên bố kết thúc phỏng vấn và thông báo cho ứng viên thời gian có kết quả phỏng vấn và các thông tin có liên quan sau khi kết thúc buổi phỏng vấn
Bước 7: Dẫn ứng viên đi thăm quan doanh nghiệp
Việc làm này một phần giúp giải tỏa áp lực căng thẳng cho ứng viên sau khi kết thúc phỏng vấn. Vừa giúp ứng viên nắm bắt sơ lược cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp để ứng viên kịp thời nắm bắt và dễ dàng hội nhập nếu đậu phỏng vấn.
Tuy nhiên để tiết kiệm thời gian nhất cho cả 2 bên. Sau khi kết thúc Bước 5 ở quy trình phỏng vấn, người thực hiện việc dẫn ứng viên đi tham quan doanh nghiệp sẽ quan sát, phân tích khả năng đậu phỏng vấn của ứng viên. Nếu ứng viên có khả năng đậu cao sẽ tiến hành Bước 7, ngược lại có thể bỏ qua bước này.
Xem thêm: Các phương pháp phỏng vấn
Trên đây là 7 bước trong quy trình phỏng vấn. Hy vọng bài viết mang lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Để nắm rõ hơn về Công tác tuyển dụng của doanh nghiệp diễn ra như thế nào. Các bạn có thể xem thêm: Quy trình tuyển dụng thực tế tại doanh nghiệp. Chúc các bạn chuẩn bị hành trang cho buổi phỏng vấn của mình thật hiệu quả nhé!
2. Bộ câu hỏi phỏng vấn
Câu 1: Anh/chị hãy tự giới thiệu về bản thân?
Câu 2: Anh/chị biết gì về công ty chúng tôi?
Câu 3: Mục tiêu nghề nghiệp của anh/chị là gì?
Câu 4: Hãy chia sẻ kinh nghiệm của anh/ chị tại vị trí công việc này?
Câu 5: Anh/chị mong muốn gì ở công ty?
Câu 6: Mức lương anh/ chị mong muốn là bao nhiêu?
Xem thêm: Các câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng hay nhất
3. Các lỗi thường gặp trong quá trình phỏng vấn
- Không có bản mô tả công việc chi tiết
- Người phỏng vấn đánh giá ứng viên theo cảm tính
- Không dành thời gian cho ứng viên đặt câu hỏi
- Không làm chủ được cảm xúc của bản thân
- Không ghi lại kết quả phỏng vấn
Lê Ánh HR - Nơi đào tạo hành chính nhân sự uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học hành chính nhân sự online/offline, khóa học C&B, khóa học C&B chuyên sâu, khóa học bảo hiểm xã hội, khóa học thuế TNCN chuyên sâu ... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.
Để biết thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.8855 để được tư vấn trực tiếp về các khoá học này.
Ngoài các khóa học hành chính nhân sự chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học xuất nhập khẩu online/offline chất lượng tốt nhất hiện nay.
Thực hiện bởi: LÊ ÁNH HR - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ SỐ 1 VIỆT NAM
-
5
-
4
-
3
-
2
-
1