Những Trường Hợp Không Được Hưởng Bảo Hiểm Thai Sản Mới Nhất
0 Đánh giá
Bảo hiểm thai sản là một trong những quyền lợi quan trọng đối với lao động nữ khi mang thai và sinh con. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp đều đủ điều kiện để được hưởng chế độ này.
Trong bài viết này, Lê Ánh Hr sẽ chia sẻ với các bạn những trường hợp cụ thể mà người lao động không được hưởng bảo hiểm thai sản, dựa trên các quy định pháp luật mới nhất. Điều này giúp người lao động có cái nhìn rõ ràng hơn về quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi tham gia bảo hiểm xã hội.
I. Những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản năm 2024
Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ không được giải quyết hưởng chế độ thai sản (hay còn gọi là bảo hiểm thai sản) khi sinh con nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
1. Không đủ thời gian đóng BHXH
Lao động nữ sinh con được hưởng bảo hiểm thai sản khi đáp ứng được một trong hai điều kiện dưới đây:
- Đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi đối với:
+ Lao động nữ sinh con.
+ Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.
+ Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.
- Đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Lưu ý: Lao động nữ đã đáp ứng được điều kiện trên nhưng chấm dứt hợp đồng lao động trước thời điểm sinh con thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Tóm lại, nếu lao động nữ không đáp ứng đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH theo quy định trên thì sẽ không được hưởng bảo hiểm thai sản.
2. Tham gia BHXH tự nguyện
Theo quy định hiện nay, người lao động tham gia BHXH tự nguyện chỉ được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Mặt khác, người lao động tham gia BHXH bắt buộc sẽ được hưởng đầy đủ các chế độ bao gồm: chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất.
Do đó, trường hợp người lao động chỉ tham gia BHXH tự nguyện thì sẽ không được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản (Theo khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
>>> Xem thêm:
- Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc - Đối Tượng Và Mức Đóng
- Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện - Mức Đóng, Quyền Lợi, Cách Tính
- Các Khoản Phụ Cấp Phải Đóng Bảo Hiểm Xã Hội
- Chế Độ Tử Tuất Bảo Hiểm Xã Hội: Điều kiện, Hồ Sơ, Thủ Tục
II. Quy định về quyền lợi bảo hiểm thai sản
1. Mức tiền trợ cấp bảo hiểm thai sản
Căn cứ theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức hưởng chế độ thai sản như sau:
Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
....
Hiện nay, lao động nữ khi sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng và đáp ứng đủ các điều kiện để hưởng bảo hiểm thai sản thì sẽ được hưởng các quyền lợi: Tiền trợ cấp một lần khi sinh con và tiền trợ cấp thai sản. Cụ thể:
1.1. Tiền trợ cấp một lần khi sinh con
Lao động nữ khi sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng sẽ được hưởng tiền trợ cấp một lần theo mức sau:
Trợ cấp một lần/con = 2 x Mức lương cơ sở
Hiện nay, theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng. Do đó, mức trợ cấp một lần khi sinh con người lao động được nhận là 2.340.000 đồng x 2 = 4.680.000 đồng.
Lưu ý: Khi vợ sinh con, lao động nam cũng có thể nhận được trợ cấp một lần nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
- Chỉ có bố tham gia BHXH: Cha phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.
- Người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ: Phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.
- Nếu người mẹ tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con thì người bố phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.
1.2. Tiền chế độ thai sản
Tiền trợ cấp thai sản khi lao động nữ sinh con áp dụng theo công mức sau:
Mức hưởng = 100% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ x 6 tháng (Trường hợp chưa đóng đủ 6 tháng thì mức hưởng tính theo mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng).
Trợ cấp trong trường hợp khác: Mức hưởng = (Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ) / (24 x Số ngày nghỉ).
2. Thời gian hưởng bảo hiểm thai sản
Theo Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sinh con như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
.....
Như vậy, mức hưởng chế độ thai sản khi sinh con hiện nay bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Nếu người lao động đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.
Theo quy định Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, số ngày lao động nữ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
- Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên.
- Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật.
- Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
>>> Xem thêm: Cách Tính Bảo Hiểm Xã Hội 1 Lần Theo Quy Định Mới Nhất
III. Thủ tục hưởng bảo hiểm thai sản mới nhất
Hiện hành, thủ tục giải quyết hưởng chế độ thai sản được hướng dẫn tại Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, cụ thể như sau:
1. Trình tự thực hiện thủ tục hưởng bảo hiểm thai sản mới nhất
1.1. Bước 1. Lập, nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản
- Đối với người hưởng, cần chuẩn bị hồ sơ hưởng chế độ thai sản như sau:
- Trường hợp (1) người hưởng là người lao động đang đóng BHXH: Lập hồ sơ theo quy định; nộp cho đơn vị sử dụng lao động trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.
- Trường hợp (2) người hưởng là người sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi trong thời gian bảo lưu thời gian đóng BHXH do đã thôi việc, phục viên, xuất ngũ trước thời điểm sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi (áp dụng cho cả trường hợp sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi trong thời gian đang đóng BHXH kể từ ngày 01/01/2018 trở đi nhưng đã thôi việc tại đơn vị mà có nguyện vọng nộp hồ sơ hưởng chế độ tại cơ quan BHXH): Lập hồ sơ theo quy định; nộp hồ sơ và xuất trình sổ BHXH cho cơ quan BHXH nơi cư trú.
- Đối với đơn vị sử dụng lao động: Tiếp nhận hồ sơ từ người lao động; lập Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK (mẫu 01B-HSB) trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định; nộp cho cơ quan BHXH nơi đơn vị sử dụng lao động đóng BHXH.
1.2. Bước 2. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ hưởng bảo hiểm thai sản và giải quyết theo quy định
1.3. Bước 3: Nhận kết quả giải quyết hưởng bảo hiểm thai sản
- Đơn vị sử dụng lao động: nhận Danh sách giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp DSPHSK (mẫu C70a-HD) và tiền trợ cấp để chi trả cho người lao động đăng ký nhận tiền mặt tại đơn vị sử dụng lao động.
- Người hưởng: nhận tiền trợ cấp.
2. Cách thức thực hiện thủ tục hưởng bảo hiểm thai sản mới nhất
2.1. Nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thai sản
- Người hưởng thuộc trường hợp (1) nộp hồ sơ trực tiếp cho đơn vị sử dụng lao động;
- Người hưởng thuộc trường hợp (2) nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH bằng một trong các hình thức sau:
+ Thông qua dịch vụ bưu chính công ích;
+ Thông qua giao dịch điện tử: Cá nhân đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN (nếu đã đăng ký sử dụng dịch vụ I-VAN); Trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích.
+ Trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.
- Đơn vị sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH bằng một trong các hình thức sau:
+ Thông qua giao dịch điện tử: đơn vị sử dụng lao động lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN; trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy đến cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích.
+ Thông qua dịch vụ bưu chính công ích;
+ Trực tiếp tại cơ quan BHXH.
2.2. Nhận kết quả giải quyết hưởng bảo hiểm thai sản
- Đơn vị sử dụng lao động: trực tiếp nhận Danh sách giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK tại cơ quan BHXH hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích, giao dịch điện tử; nhận tiền trợ cấp cơ quan BHXH chuyển qua tài khoản của đơn vị để chi trả cho người lao động đăng ký nhận bằng tiền mặt tại đơn vị sử dụng lao động.
- Người hưởng nhận tiền trợ cấp bằng một trong các hình thức sau:
+ Thông qua tài khoản cá nhân;
+ Trực tiếp nhận tại cơ quan BHXH trong trường hợp chưa nhận tại đơn vị mà đơn vị đã chuyển lại kinh phí cho cơ quan BHXH và trong trường hợp thôi việc trước khi sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi mà không có tài khoản cá nhân;
+ Thông qua đơn vị sử dụng lao động đối với trường hợp người hưởng là người lao động đang đóng BHXH.
+ Trường hợp ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thực hiện theo quy định tại thủ tục “ủy quyền lĩnh thay các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp” hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật.
>>> Xem thêm: KHÓA HỌC BẢO HIỂM XÃ HỘI
3. Thành phần hồ sơ hưởng bảo hiểm thai sản
Tùy từng trường hợp cụ thể, hồ sơ cần chuẩn bị có sự khác biệt. Người lao động lưu ý để đảm bảo đầy đủ giấy tờ, hồ sơ hợp lệ:
- Đối với trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý và thực hiện các biện pháp tránh thai sẽ căn cứ theo tình trạng điều trị của sản phụ:
+ Người lao động phải điều trị nội trú hồ sơ gồm: Bản sao của giấy ra viện và bản sao giấy chuyển tuyến/chuyển viện (nếu có).
+ Người lao động thực hiện điều trị ngoại trú hồ sơ gồm: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hoặc giấy ra viện có chỉ định của bác sĩ điều trị hoặc của cơ sở khám chữa bệnh hợp lệ.
- Đối với trường hợp lao động nữ sinh con hồ sơ về cơ bản gồm có bản sao giấy khai sinh/trích lục khai sinh/giấy chứng sinh.
- Trong một số trường hợp đặc biệt người lao động sẽ cần thêm một số loại giấy tờ chứng minh khác nữa. Cụ thể:
(1) Nếu con chết sau khi sinh hồ sơ có thêm bản sao giấy chứng tử/trích lục khai tử hoặc bản tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ thể hiện con chết.
(2) Người mẹ hoặc lao động nữ mang thai hộ chết sau khi sinh con trong hồ sơ cần có thêm bản sao giấy chứng tử/trích lục khai tử của người mẹ.
(3) Trường hợp người mẹ sau khi nhận con mà không còn đủ sức khỏe chăm con hồ sơ có thêm biên bản giám định y khoa của người mẹ.
(4) Trường hợp mang thai phải nghỉ để dưỡng thai hồ sơ có thêm một trong số các giấy tờ sau:
Bản sao giấy ra viện.
Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án.
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.
Biên bản giám định y khoa.
(5) Trường hợp lao động nữ mang thai hộ sinh con hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ nhận con trong hồ sơ có thêm bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và văn bản xác nhận thời điểm giao trẻ.
(6) Trường hợp nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi hồ sơ gồm có bản sao giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
(7) Trường hợp lao động nam hoặc chồng nghỉ việc khi vợ sinh hồ sơ gồm có: Bản sao giấy chứng sinh hoặc Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh.
(8) Đối với lao động nam hoặc chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh hồ sơ gồm: Bản sao của giấy chứng sinh/giấy khai sinh/trích lục khai sinh của con.
Trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc bản sao giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.
4. Thời hạn giải quyết hưởng bảo hiểm thai sản
- Nhận hồ sơ từ đơn vị SDLĐ: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.
- Nhận hồ sơ từ người hưởng (thuộc trường hợp (2)): Tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Trên đây là những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản và một số thông tin liên quan đến quyền lợi hưởng bảo hiểm thai sản của lao động nữ. Hy vọng bài viết Lê Ánh Hr cung cấp có thể hỗ trợ các bạn về mặt kiến thức nghiệp vụ.
>>> Xem thêm: Lộ Trình Học Nghiệp Vụ Bảo Hiểm Xã Hội Hiệu Quả Cho Người Mới
-----------------
Lê Ánh HR - Nơi đào tạo hành chính nhân sự uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học hành chính nhân sự online/offline, khóa học C&B, khóa học C&B chuyên sâu, khóa học bảo hiểm xã hội, khóa học thuế thu nhập cá nhân chuyên sâu ... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.
Để biết thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.8855 để được tư vấn trực tiếp về các khoá học này.
Ngoài các khóa học hành chính nhân sự chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học xuất nhập khẩu online/offline chất lượng tốt nhất hiện nay.
Thực hiện bởi: LÊ ÁNH HR - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ SỐ 1 VIỆT NAM
-
5
-
4
-
3
-
2
-
1