Kỹ Năng Giải Quyết Vấn Đề Là Gì? Các Cách Giải Quyết Vấn Đề

1 Đánh giá

Con người luôn cần có năng lực giải quyết vấn đề, bởi cuộc sống luôn đầy rẫy những điều bất ngờ, chúng ta cần phải linh hoạt. Tuy nhiên, để làm được điều này không hề đơn giản. Bài viết hôm nay Lê Ánh HR sẽ tìm hiểu chi tiết về kỹ năng giải quyết vấn đề.

I. Kỹ Năng Giải Quyết Vấn Đề Là Gì?

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng giải quyết vấn đề là kỹ năng mềm để đối phó và giải quyết một hoặc nhiều vấn đề không mong muốn. Kỹ năng này bao gồm nhiều cách và phương tiện để tìm ra giải pháp cho vấn đề.

Kỹ năng này được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày và có thể giúp đảm bảo và cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn một cách hiệu quả.

Ví dụ về kỹ năng giải quyết vấn đề

Bạn là quản lý của một cửa hàng đồ công nghệ và được yêu cầu tăng doanh thu của cửa hàng lên 20% so với kỳ trước. Khi đó bạn cần giải quyết các vấn đề xoay quanh yêu cầu đó là thời gian thực hiện, nhiệm vụ các bộ phận (Marketing, Bán hàng, CSKH,...),.... Sau đó sẽ tiến hành lên kế hoạch thực hiện và giám sát tiến độ.

Tham khảo »»» Khóa Học Hành Chính Nhân Sự Online - Tương Tác Trực Tiếp Với Chuyên Gia Nhân Sự Hàng Đầu

II. Vai Trò, Lợi Ích Của Kỹ Năng Giải Quyết Vấn Đề

Kỹ năng giải quyết vấn đề có thể giúp bạn bình tĩnh khi điều bất ngờ xảy ra. Bạn sẽ không hoảng sợ hay bối rối mà sẽ bình tĩnh suy nghĩ, cân nhắc kỹ lưỡng mọi khía cạnh của vấn đề và tìm ra cách giải quyết hợp lý nhất.

Kỹ năng giải quyết vấn đề có thể giúp bạn phân tích và phán đoán tình huống tốt hơn. Những người giải quyết vấn đề thích hành động, tự tin và luôn lạc quan. Chính vì vậy sẽ trở nên nhạy bén trước mọi vấn đề và tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình làm việc và học tập.

Ngoài ra, kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn:

- Phân tích vấn đề một cách toàn diện nhất

- Nắm rõ nguyên nhân phát sinh vấn đề để giải quyết triệt để

- Khả năng làm việc hiệu quả tăng cao

III. Các Phương Pháp Giải Quyết Vấn Đề Trong Cuộc Sống

Các phương pháp giải quyết vấn đề

- Biết điểm yếu của bản thân: Nhận ra điểm yếu của bản thân, bạn sẽ cải thiện nó và bắt đầu giải quyết vấn đề của riêng bạn.

- Tích lũy kiến ​​thức chuyên môn: Tích lũy kiến ​​thức sẽ giúp bạn tự tin hơn và tìm ra giải pháp phù hợp cho các vấn đề, giải quyết triệt để chúng một cách tốt nhất.

- Xây dựng tình huống để giải quyết: Các vấn đề có xu hướng phát sinh bất cứ lúc nào mà không báo trước. Vì vậy, bạn hãy luôn tạo cơ hội để rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

- Luôn ghi nhớ quy trình giải quyết vấn đề: Thực hiện đúng quy trình sẽ giúp bạn có được kết quả như mong muốn. Ngược lại, nếu sai quy trình sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí kết quả sẽ rất tệ.

- Quan sát và học hỏi những người xung quanh: Học hỏi từ người khác cũng là một cách để rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề của bản thân.

IV. Quy Trình Giải Quyết Vấn Đề

1. Nhìn vấn đề từ nhiều góc độ

Để đưa ra cách giải quyết chính xác nhất, trước hết cần nhìn nhận vấn đề và phân tích vấn đề từ nhiều góc độ để biết mình sẽ giải quyết vấn đề đang diễn ra như thế nào.

2. Tìm nguyên nhân và phân tích một cách khách quan

Xem vấn đề xuất phát từ đâu và khi nào nó phát sinh, đồng thời phân tích vấn đề một cách khách quan. Biết được nguyên nhân của vấn đề sẽ cho bạn kết quả chính xác nhất.

3. Xác định người phụ trách chính

Điều này giúp xử lý công việc một cách tốt nhất có thể. Tránh tất cả mọi người đều có thể tham gia vào việc giải quyết vấn đề, dẫn đến xung đột không đáng có và làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn.

4. Đánh giá và lựa chọn giải pháp phù hợp

Liệt kê tất cả các cách giải quyết vấn đề, đánh giá mức độ thành công của từng giải pháp, cuối cùng chọn ra giải pháp phù hợp nhất.

5. Thực hiện giải pháp

Hầu hết các vấn đề xảy ra cần được xử lý càng nhanh càng tốt để tránh những hậu quả không đáng có về lâu dài. Người thực hiện cũng phải chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.

6. Theo dõi và đánh giá kết quả của các hành động

Nếu vấn đề được giải quyết tốt, nghĩa là bạn đã giải quyết thành công. Ngược lại, nếu sai, bạn cũng sẽ có những biện pháp khắc phục kịp thời trong quá trình theo dõi và đánh giá.

V. Tham Khảo Một Số Tình Huống Kỹ Năng Giải Quyết Vấn Đề

Tình huống 1: Một nhân viên gửi sai hồ sơ cho khách hàng, mà hồ sơ đó sẽ được chuyển phát qua nước ngoài. Vì thế nhân viên đã liên lạc với khách hàng để nắm được tình trạng hồ sơ và tiến hành đổi.

Tình huống 2: Một nhóm phụ trách việc đặt xe, liên lạc khách hàng và đón khách đã thông báo nhầm giờ với khách. Vì thế khách hàng có thể bị lỡ chuyến xe để lên máy bay. Khi đó, nhóm nhân viên đã ngay lập tức liên lạc với các nhà xe khác để đón khách.

Xem thêm:

Trong quá trình học tập và làm việc, khả năng giải quyết vấn đề là vô cùng quan trọng. Đây là một kỹ năng cần thiết cho các nhà quản lý cấp cao. HY vọng với những kiến ​​thức mà chúng tôi chia sẻ, bạn có thể nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề và áp dụng vào công việc cũng như cuộc sống.

Lê Ánh HR - Nơi đào tạo hành chính nhân sự uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học hành chính nhân sự online/offline, khóa học C&B ... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.

Để biết thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.88.55 để được tư vấn trực tiếp về các khoá học này.

Ngoài các khóa học hành chính nhân sự chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học xuất nhập khẩu chất lượng tốt nhất hiện nay.

5.0
(1 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    100%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
01/01/2024

Popup Image
Bình luận

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904848855; 0971698687

học phí lê ánh hr

Đăng ký