Quản Trị Nhân Sự Là Gì? Thông Tin Cần Biết Về Ngành

2 Đánh giá

Nguồn lực cơ bản và quan trọng nhất của xã hội là con người. Tuy nhiên, để phát huy nguồn tài nguyên này một cách tối ưu nhất thiết phải có người quản trị. Vậy quản trị nhân sự là gì và ngành quản trị nhân sự có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp và xã hội.

Hãy cùng Lê Ánh HR tìm hiểu chi tiết về ngành quản trị nhân sự trong bài viết dưới đây!

I. Tổng quan về ngành quản trị nhân sự

1. Khái niệm quản trị nhân sự là gì?

Ngành quản trị nhân sự là gì

Quản trị nhân sự là phát hiện, phát triển, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý và hiệu quả nhất trong doanh nghiệp. Vì đó là những con người thực sự mang lại giá trị cho công ty và xã hội.

Vì vậy đây là công việc hết sức quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của mọi doanh nghiệp dù ở lĩnh vực nào.

2. Ngành quản trị nhân sự là gì?

Chuyên ngành quản trị nhân sự sẽ trau dồi những kiến ​​thức cơ bản và kỹ năng thực hành về quản trị nhân tài. Trong ngành này, bạn phải thường xuyên tiếp xúc và làm việc với nhiều tính cách khác nhau. Vì vậy, bạn phải hiểu tâm lý và hành vi của con người.

So sánh quản trị nguồn nhân lực và quản trị nhân sự

- Đối với quản trị nhân sự, người lao động là chi phí đầu vào của doanh nghiệp và trở thành một phần của doanh nghiệp thông qua hoạt động tuyển dụng và đánh giá năng lực. Đối với quản trị nguồn nhân lực, người lao động là tài sản quý giá của doanh nghiệp, sau khi đã trở thành một bộ phận của doanh nghiệp, công việc tiếp theo là sử dụng hiệu quả bộ phận nhân sự này để doanh nghiệp phát triển.

- Quản trị nhân sự có nhiệm vụ giúp nhân viên thích nghi với công việc họ làm trong doanh nghiệp. Theo chiến lược phát triển của doanh nghiệp, công tác quản trị nguồn nhân lực sẽ chú trọng đầu tư, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và chất lượng của nhân viên.

- Quản trị nhân sự tập trung vào các ưu tiên chiến lược để phát triển nguồn nhân lực ngắn hạn và trung hạn. Đối với công tác quản trị nguồn nhân lực sẽ chú trọng đến tính lâu dài của nguồn nhân lực nên luôn có tầm nhìn dài hạn.

Xem thêm: Lộ Trình Học Hành Chính Nhân Sự Cho Người Mới Bắt Đầu

3. Chức năng, nhiệm vụ của quản trị nhân sự

Mục đích của quản trị nhân sự là đảm bảo cho các bộ phận, cá nhân trong Công ty thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ đạt hiệu quả trong công việc. Các bộ phận thực hiện đúng nhiệm vụ tránh chồng chéo, đỗ lỗi. Đảm bảo tuyển dụng và xây dựng, phát triển đội ngũ CBCNV theo yêu cầu, chiến lược của Công ty.

Chức năng của quản trị nhân sự là gì:

  • Quản lý và xây dựng các chính sách liên quan đến nguồn nhân lực
  • Tham mưu cho bộ phận nhân sự doanh nghiệp
  • Lên kế hoạch gắn kết nội bộ cho doanh nghiệp

Nhiệm vụ của quản trị nhân sự

  • Tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân sự
  • Lập kế hoạch và sử dụng nhân viên hiệu quả
  • Quản lý và xây dựng chính sách nhân sự
  • Giám sát và kiểm tra nhân sự
  • Chấm công nhân viên, tính lương
  • Duy trì và phát triển văn hóa tại doanh nghiệp

4. Quy trình quản trị nhân sự

Quy trình quản trị nhân sự

Đây là hoạt động xác định và kiểm soát tuyển dụng của một doanh nghiệp, gồm các bước sau:

  • Bước 1. Tuyển dụng nhân viên
  • Bước 2. Giúp nhân viên mới làm quen với môi trường làm việc
  • Bước 3. Xây dựng chế độ lương và phúc lợi
  • Bước 4. Quản lý chế độ nghỉ và hiệu quả làm việc của nhân viên
  • Bước 5. Quản lý việc tuân thủ quy định của doanh nghiệp
  • Bước 6. Xây dựng văn hóa tổ chức

5. Các vị trí công việc trong ngành quản trị nhân sự

Quản trị nhân sự là những chính sách, quyết định quản lý, có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các nhân viên trong công ty. Do đó, bộ phận Quản trị nhân lực phải có tầm nhìn về chiến lược và luôn gắn bó với hoạt động của doanh nghiệp, góp phần xây dựng một bộ máy tổ chức bền vững, một công ty ổn định và phát triển hưng thịnh.

Cũng giống như bất kỳ khối ngành nào khác, ngành Quản trị nhân sự có rất nhiều công việc đa dạng để bạn lựa chọn và theo học chuyên sâu. Mỗi công việc sẽ có một số đặc điểm khác nhau, chẳng hạn như:

- Quản trị văn phòng sẽ thường đảm nhiệm các công việc như:

  • Lễ tân văn phòng; Thư ký hỗ trợ;
  • Soạn thảo và lưu trữ văn bản – hồ sơ; Chấm công;
  • Thực thi chính sách;
  • Quản lý cơ sở hạ tầng, trang thiết bị;
  • Duy trì môi trường làm việc;
  • Hỗ trợ các vấn đề pháp lý

- Nhân viên hành chính văn phòng, hành chính nhân sự, tổ chức hành chính;

- Chuyên viên tổ chức sự kiện, truyền thông – xử lý quan hệ nội bộ;

- Chuyên viên tuyển dụng, Chuyên viên dự án nhân sự, Headhunter - săn đầu người, đào tạo, tổ chức lao động tiền lương;

- Giảng viên nội bộ, nhân viên quản lý đào tạo nhân sự;

- Công tác chính sách xã hội, chính sách cán bộ, chính sách đãi ngộ;

- Chuyên viên bảo hiểm, chính sách;

- Tư vấn nhân sự, tư vấn khóa học đào tạo.

Ngoài ra có thể làm cho các công ty chuyên về tuyển dụng; Tư vấn nhân sự; Quản lý đào tạo cho các công ty đào tạo; Sale tư vấn về các khóa học nhân sự; Chuyên viên quản lý nội dung các site tuyển dụng.

Ngành này không chỉ đơn thuần đào tạo cho người học những kiến thức tổng quan và chuyên sâu về nguồn nhân lực, xử lý các công việc hằng ngày, nắm bắt mối quan hệ tương tác giữa con người với con người, triển khai những công tác về điều hành, quản lý hành chính, nhân sự, thực hiện các chính sách lao động, các kiến thức liên quan đến quy trình đánh giá nhân lực, quản trị nhân sự, tuyển dụng và đào tạo nhân sự, các nguyên lý quản trị kinh tế.

6. Mức lương ngành quản trị nhân sự

Thu nhập bình quân của ngành quản trị nhân sự có thể đánh giá ở mức khá so với các ngành nghề khác.

  • Vị trí nhân viên có mức lương trong khoảng 5.000.000 – 12.000.000 đồng/ tháng.
  • Vị phó phòng hoặc quản lý có mức lương trong khoảng 12.000.000 – 30.000.000 đồng/ tháng.
  • Vị trí trưởng phòng có mức lương trong khoảng 20.000.000 – 45.000.000 đồng/ tháng.
  • Vị trí giám đốc nhân lực có mức lương trong khoảng 30.000.000 – 100.000.000 đồng/ tháng.

Xem thêm:

II. Học quản trị nhân sự ở đâu tốt?

Học quản trị nhân sự ở đâu tốt

1. Quản trị nhân sự thi khối nào?

Ngành Quản trị nhân sự được xét chủ yếu tại 4 khối thi sau:

  • A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • A01 (Toán, Lý, Anh)
  • D01 (Toán, Văn Anh)
  • D07 (Toán, Hóa, Anh)

2. Các trường đào tạo ngành quản trị nhân sự - Điểm chuẩn

Mời các bạn tham khảo điểm chuẩn ngành Quản trị nhân sự năm 2022 tại thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh sau đây.

Các trường đào tạo ngành quản trị nhân sự tại Hà Nội:

Các trường đào tạo ngành quản trị nhân sự tại Hà Nội

Các trường đào tạo ngành quản trị nhân sự ở TPHCM:

Các trường đào tạo ngành quản trị nhân sự tại TPHCM

3. Khóa học quản trị nhân sự ngắn hạn tốt nhất

Lý do nên học quản trị nhân sự ngắn hạn

  • Khóa học sẽ cung cấp kiến ​​thức chuyên sâu và kỹ năng cần thiết để quản lý bộ phận nhân sự công ty.
  • Hiểu rõ nhu cầu của doanh nghiệp về tuyển dụng, đào tạo và phát triển bộ phận.
  • Tìm hiểu về chính sách tiền lương và cơ cấu lực lượng lao động của công ty bạn.
  • Khóa học bồi dưỡng kỹ năng tổ chức, quản lý công tác nhân sự, kiểm tra và xử lý thông tin về nhân sự trong công ty.

Khóa học quản trị nhân sự phù hợp với những đối tượng

Khóa học quản trị nhân sự ngắn hạn phù hợp với tất cả những ai có nhu cầu tìm hiểu thêm về ngành, ngoài ra:

  • Các bạn sinh viên mới ra trường cần học thêm khóa học ngắn hạn để nâng cao nghiệp vụ.
  • Những người học ngành khác nhưng muốn chuyển sang làm việc tại vị trí quản trị nhân sự.
  • Chủ doanh nghiệp, trưởng, phó phòng quản lý nhân sự tìm hiểu thêm về chuyên môn ngành.

Lê Ánh HR là địa chỉ được cấp phép hoạt động bởi bộ GD&ĐT, Khóa học quản trị nhân sự online & offline được trung tâm xây dựng bài bản, thực tế do những chuyên gia hàng đầu biên soạn đảm bảo học viên làm được việc ngay trong và sau khóa học. 

Những điểm nổi bật của khóa học quản trị nhân sự - Lê Ánh HR

  • 100% giảng viên là chuyên gia trên 10 năm kinh nghiệm
  • Đào tạo theo vị trí công việc
  • Kênh tuyển dụng hiệu quả
  • Học viên được đào tạo đến khi thành thạo

Các bạn tham khảo chi tiết tại: https://leanhhr.com/khoa-hoc-quan-tri-nhan-su-online-offline.html

III. Quản trị nhân sự và những kỹ năng cần thiết

Việc quản trị nhân sự vốn dĩ là 1 việc không hề dễ dàng cho các nhà quản lý. Bởi lẽ họ phải học các giải quyết các vấn đề phát sinh giữa người với người trong qua trình làm việc sao cho thật thông minh và tinh tế nhưng vẫn đảm bảo sự công bằng giữa các nhân viên.

Trong nội dung dưới đây Lê Ánh HR sẽ gửi đến bạn đọc là một vài kỹ năng cần thiết để bất kỳ nhà quản lý nào cũng dễ dàng xử lý có vấn đề xảy ra.

1. Kỹ năng quản trị hòa giải

Trong 1 doanh nghiệp thì những xung đột cãi vả là điều không thể tránh khỏi. Đây cũng là 1 cơ hội tốt để những nhà quản lý nhân sự phát huy vai trò của mình trong việc dàn xếp, giải quyết xung đột giữa các nhân viên với nhau.

Tuy nhiên, để giải quyết các xung đột nơi công sở đòi hỏi nhà quản lý phải xử lý vấn đề thật khôn khéo và tinh tế làm sao để 2 bên xung đột đều cảm thấy hài lòng và được tôn trọng.

2. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Tất cả các vấn đề đều bắt nguồn từ 1 lý do sâu xa nào đó và nhiệm vụ của 1 nhà quản lý đó là tìm hiểu và giải quyết nó.

Ví dụ theo 1 số thống kê gần đây các nhà quản lý đã dùng hơn 1/5 thời gian để dàn xếp các xung đột của nhân viên. Để giải quyết những xung đột này các nhà quản trị nhân sự thường lựa chọn chiến lược tiếp xúc gần với các cá nhân trong cuộc để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến vấn đề này và từ đó sẽ đưa ra được các giải pháp kịp thời và hợp lý.

Do đó, nếu không có kỹ năng và tâm lý tốt trong việc giải quyết các vấn đề này thì lâu dần sẽ tốn rất nhiều thời gian và đôi khi vượt quá tầm kiểm soát

3. Kỹ năng điều chỉnh tâm trạng

Khi xảy ra bất kỳ 1 vấn đề nào, hầu hết những người trong cuộc thậm chí là cấp quản lý cũng cảm thấy rất căng thẳng và dễ xảy ra mâu thuẫn với nhau. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình công việc hiện tại nói chung và nhất là những mối quan hệ sau này nói riêng.

Các nhà quản lý phải đảm bảo giữ được tâm lý ổn định trong bất kỳ trường hợp nào. Hơn thế nữa cách tốt nhất để giải quyết vẫn đề đó chinh là gắn kết những người có liên quan lại với nhau bằng cách quan tâm, chia sẻ, lắng nghe ý kiến của nhau để điều chỉnh lại tinh thần làm việc và dễ tìm ra được hướng giải quyết tốt nhất

Dù bạn có là quản lý giỏi đến mấy cũng sẽ không tránh khỏi những vấn đề đột ngột xảy ra trong quá trình làm việc. Do đó, hãy ngăn chặn những vấn đề này bằng cách nhìn nhận vấn đề 1 cách khách quan hơn. Điều này sẽ làm cho công việc trở nên dễ dàng và thú vị hơn rất nhiều

Xem thêm: Phong cách lãnh đạo là gì?

Mong rằng những chia sẻ của bài viết trên có thể giúp bạn hiểu được quản trị nhân sự là gì, vai trò và tầm quan trọng của đội ngũ quản lý nhân sự đối với doanh nghiệp. Đồng thời, qua đây sẽ có hình thức tuyển dụng nhân tài phù hợp, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng nhân lực chất lượng cao của doanh nghiệp, đảm bảo năng suất lao động, và duy trì văn hóa doanh nghiệp.

Lê Ánh HR - Nơi đào tạo hành chính nhân sự uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học hành chính nhân sự online/offline, khóa học C&Bkhóa học tin học văn phòngKhóa học bảo hiểm xã hộikhóa học thuế thu nhập cá nhân chuyên sâu... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.

Để biết thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.8855 để được tư vấn trực tiếp về các khoá học này.

Ngoài các khóa học hành chính nhân sự chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học xuất nhập khẩu online/offline chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: LÊ ÁNH HR - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ SỐ 1 VIỆT NAM

5.0
(2 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    100%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
11/12/2023

06/03/2023

Popup Image
Bình luận

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904848855; 0971698687

học phí lê ánh hr

Đăng ký