Trợ Cấp Ốm Đau Là Gì? Cách Tính Và Thủ Tục Hưởng

2 Đánh giá

Ốm đau, bệnh tật hay tai nạn đều là điều mà chúng ta không ai mong muốn, nhưng đôi khi bất kỳ ai cũng có thể gặp phải những điều ấy. Trong những thời điểm khó khăn đó, trợ cấp ốm đau đóng vai trò quan trọng để đảm bảo rằng những người gặp khó khăn về sức khỏe không phải đối mặt với thử thách một mình.

Trong bài viết này Lê Ánh HR sẽ thông tin chi tiết trợ cấp ốm đau là gì? và cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về trợ cấp ốm đau, hy vọng sẽ hữu ích khi bạn cần.

1. Trợ cấp ốm đau là gì?

Trợ cấp ốm đau là gì

Trợ cấp ốm đau (sick pay) là một loại trợ cấp hoặc tiền lương được cung cấp cho nhân viên khi họ không thể đi làm vì bệnh tật hoặc ốm đau. Trợ cấp ốm đau thường được cung cấp bởi chính sách công ty hoặc quy định pháp luật để bảo vệ quyền lợi và đảm bảo sự công bằng trong môi trường lao động.

Ưu điểm của chế độ trợ cấp ốm đau

- Bảo vệ quyền lợi của nhân viên

- Tạo môi trường làm việc lành mạnh: Chế độ trợ cấp ốm đau giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực và chăm sóc sức khỏe của nhân viên.

- Đảm bảo an toàn và hiệu suất lao động

- Gây động lực và tăng cường sự cam kết: Chế độ trợ cấp ốm đau cũng có thể gây động lực cho nhân viên.

2. Quy định về chế độ ốm đau mới nhất

Căn cứ theo Điều 25 ở Luật BHXH năm 2014, người lao động sẽ được hưởng chế độ ốm đau khi đáp ứng đủ điều kiện sau:

- Đối với bản thân người lao động:

  • Bị tai nạn, ốm đau
  • Có xác nhận của bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh
  • Không thuộc trường hợp ốm đau, tai nạn do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy.

- Đối với con của người lao động gặp vấn đề sức khỏe:

  • Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau.
  • Việc con bị ốm đau phải có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.

»» Tham khảo: Khóa Học C&B Chuyên Sâu ««

3. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau bảo hiểm xã hội là gì?

Điều kiện hưởng chế độ ốm đau bảo hiểm xã hội (BHXH) có thể khác nhau tùy theo quy định của từng quốc gia và hệ thống bảo hiểm xã hội. Dưới đây là một số điều kiện chung thường áp dụng:

- Thời gian đóng bảo hiểm: Để được hưởng chế độ ốm đau bảo hiểm xã hội, người lao động phải đã đóng đủ số tháng/quý/năm tiền bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm xã hội theo quy định của địa phương.

- Chẩn đoán y tế: Người lao động cần có chứng chỉ từ bác sĩ hoặc cơ sở y tế chính thức về tình trạng ốm đau hoặc bệnh tật của họ. Chứng chỉ này thường cần được cung cấp cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc nhà cung cấp dịch vụ y tế để chứng minh tình trạng bệnh.

- Thời gian nghỉ ốm: Người lao động cần thỏa mãn một khoảng thời gian nhất định vắng mặt do bệnh tật, được quy định bởi hệ thống bảo hiểm xã hội. Thời gian này có thể được tính theo số ngày hoặc tuần, tùy theo quy định của quốc gia.

- Mức trợ cấp: Chế độ ốm đau bảo hiểm xã hội thường cung cấp một phần tiền lương hoặc mức trợ cấp nhất định trong thời gian người lao động nghỉ ốm. Mức trợ cấp có thể được xác định dựa trên mức lương trung bình hoặc mức lương được đóng bảo hiểm trước đó.

4. Mức hưởng trợ cấp ốm đau mới nhất

- Đối với người lao động làm việc tại doanh nghiệp sẽ được hưởng trợ cấp ốm đau là 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được tính dựa trên ngày làm việc, không bao gồm các ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ hằng tuần.

Nếu người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước đó, nhưng sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc và phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc, mức hưởng sẽ là 75% của mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội trong tháng đó.

- Đối với người lao động phải nghỉ việc do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày

+ Thời gian nghỉ việc để chữa trị không vượt quá 180 ngày: Theo điều 26 Luật BHXH 2014, người lao động nghỉ việc do bị mắc bệnh (thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày) sẽ được hưởng chế độ ốm đau tối đa 180 ngày bao gồm cả ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ, nghỉ tết.

+ Thời gian nghỉ việc để chữa trị vượt quá 180 ngày: Trong Bộ luật BHXH 2014, nếu người lao động đã nghỉ hết 180 ngày, nhưng vẫn phải tiếp tục điều trị bệnh thì vẫn được hưởng tiếp chế độ ốm đau tuy nhiên sẽ thấp hơn. Thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH.

5. Cách tính trợ cấp ốm đau

Mức trợ cấp chế độ ốm đau

*Trường hợp thông thường (Quy định tại khoản 1 Điều 26 và Điều 27 của Luật BHXH)

Mức hỗ trợ = 75% x Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ x Số ngày nghỉ

*Trường hợp ốm đau dài ngày

- 180 ngày đầu tiên

Mức hỗ trợ = 75% x Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ x Số ngày nghỉ

- Những ngày tiếp theo

  • Mức hỗ trợ = 65% x Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ ốm x Số ngày nghỉ (Nếu đã đóng BHXH > 30 năm)
  • Mức hỗ trợ = 55% x Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ ốm x Số ngày nghỉ (Nếu đã đóng BHXH 15 - 30 năm)
  • Mức hỗ trợ = 50% x Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ ốm x Số ngày nghỉ (Nếu đã đóng BHXH < 15 năm)

6. Thủ tục hưởng chế độ ốm đau

Trình tự thủ tục hưởng chế độ ốm đau

Bước 1: Lập, nộp hồ sơ

- Đối với người lao động: Lập hồ sơ hưởng chế độ ốm đau và nộp cho đơn vị sử dụng lao động.

- Đối với đơn vị sử dụng lao động: Tiếp nhận hồ sơ từ người lao động ⇒ Lập DS đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK theo mẫu số 01B-HSB trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định ⇒ Nộp cho cơ quan BHXH nơi đơn vị sử dụng đóng BHXH.

Bước 2. Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định

Bước 3. Nhận kết quả

  • Đơn vị sử dụng lao động: Nhận DS giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK và tiền trợ cấp.
  • Người lao động: Nhận tiền trợ cấp.

Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau BHXH

*Đối với người lao động

- Trường hợp điều trị nội trú:

  • Bản sao Giấy ra viện của người lao động hoặc của con người lao động dưới 7 tuổi.
  • Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thay bằng bản sao Giấy báo tử; trường hợp Giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì bổ sung giấy tờ khác của cơ sở khám, chữa bệnh có thể hiện thời gian vào viện;
  • Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm Bản sao Giấy chuyển tuyến hoặc Giấy chuyển viện.

- Trường hợp điều trị ngoại trú:

Bản chính Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.

- Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám, chữa bệnh ở nước ngoài: Bản sao của bản dịch tiếng Việt giấy khám chữa bệnh do cơ sở khám chữa bệnh ở nước ngoài cấp.

*Đối với đơn vị sử dụng lao động: Bản chính Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK (mẫu 01B-HSB).

Download: Mẫu 01B-HSB và hướng dẫn ghi

Mẫu 01B-HSBMẫu 01B-HSBMẫu 01B-HSB

Danh sách đề nghị giải quyết chế độ, ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe

Danh sách đề nghị giải quyết chế độ, ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe

Danh sách đề nghị giải quyết chế độ, ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe

Danh sách đề nghị giải quyết chế độ, ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe

Danh sách đề nghị giải quyết chế độ, ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe

7. Thủ tục thanh toán trợ cấp ốm đau

- Bước 1: Nộp hồ sơ cho doanh nghiệp (Thời gian nộp là trong 45 ngày tính từ ngày trở lại làm việc)

- Bước 2: DN nộp hồ sơ lên cơ quan BHXH nơi DN đang đóng BHXH (Trong 10 ngày tính từ khi nhận đủ hồ sơ từ người lao động, DN phải lập Mẫu số 01B-HSB để nộp lên cho cơ quan BHXH)

- Bước 3: Cơ quan BHXH xét duyệt hồ sơ và tiến hành thanh toán phí chế độ ốm đau cho người lao động.

+ Cơ quan BHXH sẽ giải quyết trong thời gian tối đa 6 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ

+ Hình thức thanh toán phí trợ cấp ốm đau:

  • Nhận tiền mặt tại DN
  • Chuyển khoản ngân hàng
  • Nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH

8. Thời gian nhận trợ cấp ốm đau

Sau khi nhận được hồ sơ từ người lao động, trong vòng 10 ngày theo quy định của Luật pháp, cơ quan BHXH sẽ giải quyết và tổ chức chi trả chi phí trợ cấp ốm đau cho người lao động.

Đối với trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì trong vòng 5 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, cơ quan BHXH phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

Trong trường hợp cơ quan BHXH không giải quyết trợ cấp ốm đau cho người lao động thì phải trả lời bằng văn bản và nêu cụ thể lý do.

Xem thêm: 

Trên đây là tất cả thông tin về trợ cấp ốm đauLê Ánh HR muốn chia sẻ đến bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Lê Ánh HR - Nơi đào tạo hành chính nhân sự uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học hành chính nhân sự online/offline, khóa học C&Bkhóa học tin học văn phòngKhóa học bảo hiểm xã hộikhóa học thuế thu nhập cá nhân chuyên sâu... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.

Để biết thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.8855 để được tư vấn trực tiếp về các khoá học này.

Ngoài các khóa học hành chính nhân sự chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học xuất nhập khẩu online/offline chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: LÊ ÁNH HR - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ SỐ 1 VIỆT NAM

5.0
(2 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    100%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
18/11/2023

22/06/2023

Popup Image
Bình luận

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904848855; 0971698687

học phí lê ánh hr

Đăng ký