Soạn Thảo Hợp Đồng Là Gì? Cách Soạn Thảo Các Loại Hợp Đồng

0 Đánh giá

Soạn thảo hợp đồng là một kỹ năng pháp lý quan trọng giúp đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ rõ ràng giữa các bên liên quan. Bài viết này Lê Ánh HR sẽ hướng dẫn bạn cách soạn thảo các loại hợp đồng khác nhau, để bạn có thể tự tin khi đối mặt với nhu cầu pháp lý trong cuộc sống và công việc.

I. Hợp đồng là gì? Soạn thảo hợp đồng là gì?

Khái niệm hợp đồng

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, tổ chức để xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong một quan hệ nhất định

Soạn thảo hợp đồng là gì?

Soạn thảo hợp đồng là quá trình viết ra các điều khoản, điều kiện và cam kết giữa hai hoặc nhiều bên trong một mối quan hệ kinh doanh, tài chính hoặc pháp lý.

Quá trình soạn thảo hợp đồng bao gồm việc xác định các điều khoản và điều kiện mà các bên cam kết tuân thủ, quy định các trách nhiệm, quyền lợi, và các điều kiện cần thiết khác nhằm đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Soạn thảo hợp đồng

Điều kiện của hợp đồng

Hợp đồng cần phải có 4 điều kiện đó là:

  • Sự ưng thuận: Cơ sở của hợp đồng đó là sự đồng ý, bằng lòng một cách tự nguyện, không một ai (cơ quan, doanh nghiệp) nào có quyền ép buộc một đối tác phải ký kết hợp đồng với mình
  • Năng lực: Người ký hợp đồng phải có đầy đủ năng lực pháp lý.
  • Đối tượng của hợp đồng: Cam kết điều gì, việc gì để làm hoặc bàn giao.
  • Nguyên do soạn thảo hợp đồng: Hợp đồng phải dựa trên những nguyên do hợp pháp, không được trái pháp luật, đạo đức xã hội

Hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng là sự mong muốn của hai bên giao ước, ràng buộc hai bên cho đến khi nào hai bên không còn mong muốn tiếp tục duy trì hoặc hợp đồng đã được thực hiện xong

Hợp đồng là quy ước của hai bên, là “luật” của hai bên. Do đó nếu có tranh chấp thì phải dựa vào các điều khoản của hợp đồng hoặc theo luật để phân xử

Phân loại hợp đồng

3 loại hợp đồng phổ biến đó là:

  • Hợp đồng dân sự
  • Hợp đồng kinh doanh - thương mại (hay hợp đồng kinh tế)
  • Hợp đồng lao động

II. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng

1. Soạn thảo hợp đồng dân sự

Hợp đồng dân sự là loại hợp đồng nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng giữa cá nhân hay tập thể các cá nhân

Đặc điểm của hợp đồng dân sự: Chủ thể là mọi cá nhân, tổ chức. Không có mục đích lợi nhuận (ví dụ cá nhân mua xe gắn máy để làm phương tiện đi lại)

Hình thức của hợp đồng dân sự: Có thể được giao kết (thỏa thuận) bằng lời nói, bằng văn bản

Phân loại hợp đồng dân sự:

Nội dung của hợp đồng dân sự

Nội dung của hợp đồng dân sự bao gồm:

Mỗi hợp đồng dân sự dù dưới hình thức nào đều phải đảm bảo có những nội dung chủ yếu cơ bản (Được quy định tại Điều 402 của Bộ luật Dân sự)

  • Đối tượng của hợp đồng (Tài sản gì? Công việc gì?)
  • Số lượng, chất lượng
  • Giá cả, phương thức thanh toán
  • Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
  • Phạt vi phạm hợp đồng

2. Soạn thảo hợp đồng kinh doanh - thương mại (hợp đồng kinh tế)

Đặc điểm của hợp đồng kinh tế

  • Chủ thể: Cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh
  • Mục đích giao dịch: Đều có mục đích lợi nhuận.
  • Hình thức hợp đồng kinh tế: Có thể được giao kết (thỏa thuận) bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng một hành vi cụ thể (trước đây Pháp lệnh hợp đồng kinh tế chỉ cho phép duy nhất một hình thức là hợp đồng bằng văn bản)

Các loại hợp đồng kinh tế:

Nội dung hợp đồng kinh tế

Nội dung của hợp đồng kinh tế bao gồm:

Về cơ bản nội dung của hợp đồng kinh tế giống như hợp đồng dân sự. Tuy nhiên do đặc thù là hàng hóa có số lượng, khối lượng lớn nên tính chất phức tạp hơn đòi hỏi ngoài các nội dung cơ bản thì cụ thể hóa chi tiết các thỏa thuận sẽ do hai bên bàn bạc và đưa vào nội dung của hợp đồng nhiều hơn, đòi hỏi chặt chẽ, chính xác hơn.

Ví dụ có thể thêm các nội dung sau:

  • Chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của sản phẩm, hàng hóa hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc
  • Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng
  • Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng
  • Điều kiện nghiệm thu, giao nhận

3. Soạn thảo Hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động

Hình thức hợp đồng lao động: Về hình thức hợp đồng lao động giống như hợp đồng dân sự. Hợp đồng lao động có thể thực hiện bằng văn bản, bằng lời nói (hợp đồng miệng)

Nội dung hợp đồng lao động

Nội dung của hợp đồng lao động thường bao gồm:

Hợp đồng lao động khi thỏa thuận phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

  • Về công việc phải làm: Phải nêu rõ hạng mục công việc cụ thể, đặc điểm, tish chất công việc và những nhiệm vụ chủ yếu, khối lượng và chất lượng phải đảm bảo
  • Về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: Phải nêu rõ số giờ làm việc hàng ngày, hàng tuần theo giờ hành chính hay ca, kíp…; ngày nghỉ hàng tuần, hàng năm, ngày nghỉ lễ, việc làm thêm giờ
  • Về tiền lương: Phải nêu rõ mức lương, các loại phụ cấp, hình thức trả lương, các loại tiền thưởng, các loại trợ cấp, thời gian trả lương, các loại phúc lợi tập thể, điều kiện nâng bậc lương, việc giải quyết tiền lương và tiền tàu xe trong những ngày đi đường khi nghỉ hàng năm.
  • Về địa điểm làm việc: Phải nêu rõ địa điểm chính thức, làm tại chỗ, đi làm lưu động xa hay gần, phương tiện đi lại, ăn, ở trong thời gian lưu động.
  • Về thời hạn hợp đồng: Phải nêu rõ loại hợp đồng, ngày bắt đầu, ngày kết thúc hợp đồng
  • Về điều kiện an toàn vệ sinh lao động: Phải nêu rõ các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao động, cụ thể trong công việc phải làm, các công việc phòng hộ lao động mà người lao động tuân thủ và người sử dụng lao động phải đảm bảo cung cấp, tạo điều kiện…
  • Về bảo hiểm xã hội: Phải nêu rõ trách nhiệm của mỗi bên trong việc đóng góp, thu nộp BHXH, quyền, lợi ích của người lao động về BHXH

Các loại hợp đồng lao động

  • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn
  • Hợp đồng lao động xác định kỳ hạn (từ 1 - 3 năm)
  • Hợp đồng lao động theo mùa (thời hạn dưới 1 năm)

Xem thêm: 

Nội dung của hợp đồng lao động

Hợp đồng thường có 3 phần

  • Phần căn cứ pháp lý và thực tế: Nêu những văn bản pháp luật làm cơ sở pháp lý cho hợp đồng. Nêu những căn cứ thực tế trao đổi giữa các chủ thể để thiết lập giao kết có tính chứng cứ pháp lý
  • Phần xác lập chủ thể giao kết: Nêu từng bên giao kết, phân định vị trí giao kết. Nêu những thông tin liên quan đến chủ thể giao kết (địa chỉ, chức vụ, tài khoản, mã số thuế)
  • Phần nội dung thỏa thuận giao kết: Được thể hiện thông qua các điều, khoản

Hy vọng qua bài viết trên đây của Lê Ánh HR bạn đã có được cái nhìn toàn diện và những kiến thức cần thiết để soạn thảo hợp đồng một cách hiệu quả. Việc nắm vững các nguyên tắc và bước thực hiện trong soạn thảo hợp đồng không chỉ giúp bạn bảo vệ quyền lợi cá nhân, doanh nghiệp một cách chắc chắn nhất mà còn góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp và uy tín trong mọi giao dịch. Hãy tiếp tục tìm hiểu và thực hành để làm chủ kỹ năng này

--------------- 

Lê Ánh HR - Nơi đào tạo hành chính nhân sự uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học hành chính nhân sự online/offline, khóa học C&Bkhóa học tin học văn phòng ... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.

Để biết thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.8855 để được tư vấn trực tiếp về các khoá học này.

Ngoài các khóa học hành chính nhân sự chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học xuất nhập khẩu online/offline chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: LÊ ÁNH HR - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ SỐ 1 VIỆT NAM

0.0
(0 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    0%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
Popup Image
Bình luận

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904848855; 0971698687

học phí lê ánh hr

Đăng ký