Định Mức Lao Động Là Gì? Cách Xây Dựng Định Mức Lao Động

1 Đánh giá

Trong các hợp đồng lao động, thỏa thuận lao động không thể thiếu định mức lao động. Định mức lao động là gì? Làm thế nào để xây dựng định mức lao động. Hãy cùng Lê Ánh HR tìm hiểu những kiến thức liên quan đến định mức lao động qua bài viết sau nhé.

1. Định mức lao động là gì?

*Khái niệm định mức lao động:

Định mức lao động được hiểu đơn giản là trong một đơn vị thời gian nhất định hoặc quy định lượng thời gian cần để hoàn thành một đơn vị công việc hay sản phẩm thì một hay một số người lao động có thể hoàn thành được bao nhiêu công việc hoặc làm ra được bao nhiêu sản phẩm.

Theo pháp luật quy định thì định mức lao động là một trong những cơ sở để người sử dụng lao động tuyển dụng, sử dụng lao động và thỏa thuận lương bổng ghi trong hợp đồng lao động (HĐLĐ) và trả lương cho NLĐ. Vì thế, người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải có trách nhiệm xây dựng định mức lao động theo những quy định mà pháp luật đề ra.

*Ví dụ định mức lao động

Ở công ty A yêu cầu trong vòng 1 ngày một người lao động phải đóng hộp 30 sản phẩm, xưởng Y yêu cầu một nhóm người lao động gồm 6 người phải hoàn thành 10 cái quần trong vòng 1 ngày,...

*Một số thuật ngữ cần lưu ý trong định mức lao động:

- Mức sản lượng (MSL): Đây là tổng hợp số khối lượng công việc được giao hoặc lượng đơn vị sản phẩm của một hoặc một nhóm người lao động để họ hoàn thành khối lượng công việc đó theo thời gian cho trước.

Đơn vị: số đơn vị sản phẩm/giây, phút, giờ, ca,...

- Mức thời gian (MTG): Đây là số lượng thời gian hao hụt được quy định cho một hoặc một nhóm người lao động để hoàn thành xong một khối lượng công việc hoặc một số lượng sản phẩm đã được giao.

Đơn vị: giây, phút, giờ, ca, buổi,.../đơn vị sản phẩm

Tham khảo: Khóa Học Hành Chính Nhân Sự Online - Tương Tác Trực Tiếp Cùng Chuyên Gia Nhân Sự Hàng Đầu

2. Mục đích xây dựng định mức lao động

Định mức lao động (ĐMLĐ) được biểu hiện dưới nhiều hình thức ví dụ như: Định mức sản lượng, định mức thời gian, định mức phục vụ,... và đây cũng là một trong những nội dung chủ yếu của thỏa ước lao động tập thể, trong đó các bên tham gia vào quan hệ lao động phải thương lượng, bàn bạc, thảo luận cụ thể các loại định mức, cách thức giao định mức, nguyên tắc thay đổi định mức, các định mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư,... trong phạm vi cho phép của pháp luật.

⇒ Cho nên có thể thấy mục đích của việc xây dựng định mức lao động là nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của đôi bên đó là người lao động và người sử dụng lao động. Và cũng nhờ đó, pháp luật cũng có thể dễ dàng can thiệp, xử lý khi các bên xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn.

3. Vai trò, ý nghĩa của định mức lao động

- ĐMLĐ góp phần quản lý sản xuất, tăng năng suất lao động ĐMLĐ là cơ sở giúp giảm thiểu chi phí về nhân công

- ĐMLĐ là điều kiện giúp đảm bảo các nguyên tắc, tốc độ tăng năng xuất lao động cao hơn

- ĐMLĐ góp phần giúp tăng năng suất lao động trung bình hiện nay

- ĐMLĐ dùng để xác định biên lao động

- ĐMLĐ cũng được xem là một cơ sở dùng để xác định đơn giá và tiền lương

- ĐMLĐ được dùng làm cơ sở để trả lương cho NLĐ

4. Các phương pháp định mức lao động

Trả lời cho câu hỏi: Có bao nhiêu phương pháp định mức lao động?

- Nhóm phương pháp tổng hợp gồm có:

  • PP thống kê
  • PP kinh nghiệm
  • PP dân chủ bình nghị
  • PP đấu thầu mức
  • PP thống kê - kinh nghiệm

- Nhóm phương pháp phân tích gồm có:

  • PP phân tích tính toán
  • PP phân tích - khảo sát

- PP so sánh điển hình

5. Cách tính định mức lao động

Công thức định mức lao động

5.1. Phương pháp phân tích tính toán

Công thức tính Định mức lao động

Giải thích ký tự:

  • Tck, Ttn, Tpv, Tnn, Tnc: Lần lượt là thời gian chuẩn kết, thời gian tác nghiệp, thời gian phục vụ, thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu tự nhiên, thời gian ngừng công nghệ tính cho 1 đơn vị sản phẩm.
  • TCK: Là thời gian chuẩn kết cho một loạt sản phẩm
  • n: Là số đơn vị sản phẩm hàng loạt
  • MTGK: Mức thời gian không đầy đủ.
  • a%pv: Tỷ lệ thời gian phục vụ so với thời gian tác nghiệp
  • b%nn: Tỷ lệ thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu tự nhiên so với thời gian tác nghiệp
  • Ttnc: Thời gian tác nghiệp chính tính cho 1 đơn vị sản phẩm
  • a1%pvt: Tỷ lệ thời gian phục vụ tổ chức so với thời gian tác nghiệp
  • a2%pvk: Tỷ lệ thời gian phục vụ kỹ thuật số thời gian tác nghiệp chính

5.2. Phương pháp phân tích khảo sát

- Xử lý các phiếu chụp ảnh, loại bỏ các thời gian lãng phí, đưa ra các biện pháp khắc phục các thời gian lãng phí, cân đối dự tính được TTN đm

- Bấm giờ: Xác định được thời gian tác nghiệp 1 đơn vị sản phẩm (Ttnđm)

- Xác định MTG, MSL

Các công thức có thể áp dụng:

Định mức lao động

Giải thích ký hiệu:

  • Ttnđm: Thời gian tác nghiệp dự tính cho một đơn vị sản phẩm
  • TTNđm: Thời gian tác nghiệp một ca dự tính định mức.

5.3. Phương pháp so sánh điển hình

cách tính Định mức lao động

Trong đó: MTG1, MSL1 - Là mức thời gian và sản lượng của BCV điển hình của BCV có BCVi

Ưu điểm: Mức được xây dựng nhanh chóng, tốn ít công sức.

Nhược điểm : Độ chính xác không thực sự cao bằng phương pháp phân tích khảo sát hoặc phân tích tính toán

Yêu cầu: Cán bộ định mức phải giỏi nghiệp vụ, hiểu biết sâu về kỹ thuật

Đối tượng áp dụng: Thường nên áp dụng cho loại hình sản xuất hàng loạt nhỏ và đơn chiếc.

Tham khảo: Khóa Học C&B Cơ Bản - Đào tạo thực hành thực tế, làm việc được ngay sau khi kết thúc khóa học

6. Mẫu định mức lao động

Mẫu định mức lao động

Mẫu định mức lao động mới nhất

Xem thêm: 

7. Bài tập định mức lao động có lời giải

Bài tập: Do sửa đổi mức, mức thời gian giảm 25% nên NDLĐ tăng thêm 5 sản phẩm/ca.

Yêu cầu:

  • Tính mức thời gian cũ và mới
  • Tính mức sản lượng cũ và mới trong ca

Xác định hiệu quả kinh tế do tiết kiệm tiền lương nhờ sửa đổi mức, cho biết: Sản lượng kỳ kế hoạch là 15000 sản phẩm, mức lương theo cấp bậc là 7500000 đồng/tháng, quy định tháng phải làm việc 22 ngày, mỗi ngày 8h.

Bài giải:

Ta có: Mức giảm thời gian x = 25% ⇒ y= 100x/(100 - x)=33,33%

y= (M sản lượng mới - M sản lượng cũ) x 100/M sản lượng cũ = 33,33 % (1)

Theo bài ra ta có: M sản lượng mới. M sản lượng cũ= 5 sản phẩm (2)

Từ (1) và (2): M sản lượng cũ = 15 sp/ca; M sản lượng mới = 20 sp/ca

⇒ M thời gian cũ= T ca/M sản lượng cũ= 32 phút/sp; M thời gian mới = 24 phút/sp

a. Mức sản phẩm cũ: 15 sp/ca, Mức thời gian cũ 32 phút/sp

b. Mức sản phẩm mới 20 sp/ca, Mức thời gian mới: 24 phút/sp

c. Trước khi sửa đổi mức:

ĐG0 = 7500000/(15x22)=22727 (đồng/sp)

QL0 = 22727 x 15000 = 340909090 đồng

Sau khi sửa đổi mức:

ĐG1 = 7500000/(20x22)= 17045 (đồng/sp)

QL1 = 17045 X 15000 = 225681818 (đồng/sp)

Tiết kiệm: QL0-QL1=85227272 đồng

Nhận xét: Do mức thời gian giảm 25% nên năng suất lao động tăng 5 sp/ca, mức sản lượng trong ca tăng thêm 33,33% (từ 15 sp/ca lên 20 sp/ca). Việc này giúp cho đơn giá sản phẩm giảm từ 22727 đồng/sp giảm xuống còn 17045 đồng/sp. Như vậy điều này làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Xem thêm: 

Trên đây là tất cả thông tin liên quan đến định mức lao động mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Cảm ơn các bạn đã bỏ thời gian đọc bài viết này, hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích.

Lê Ánh HR - Nơi đào tạo hành chính nhân sự uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học hành chính nhân sựkhóa học C&B ... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.

Để biết thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.8855 để được tư vấn trực tiếp về các khoá học này.

Ngoài các khóa học hành chính nhân sự chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học xuất nhập khẩu chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: LÊ ÁNH HR - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ SỐ 1 VIỆT NAM

5.0
(1 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    100%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
25/04/2023

Popup Image
Bình luận

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904848855; 0971698687

học phí lê ánh hr

Đăng ký